Đại biểu Huỳnh Thành Chung phát biểu thảo luận
Theảicoacuteđơnvịchịutraacutechnhiệmtrongthựchiệnkếhoạchcơcấulạinềnkinhtếthứ hạng của barcelona sco đại biểu Huỳnh Thành Chung, việc chỉ hoàn thành 17/22 mục tiêu của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 cần chỉ rõ trách nhiệm, làm rõ lý do khách quan, chủ quan. Lần này, chúng ta xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đối với các nhiệm vụ trọng tâm thì từng cơ quan, từng bộ, ngành, Chính phủ phải có trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội.
Chúng ta đưa ra thì chúng ta phải thực hiện để đạt kết quả chất lượng trên cơ sở phải tiên đoán được tình hình, thị trường thế giới sau đại dịch Covid-19 để thích ứng một cách phù hợp. Ví dụ, chúng ta đặt vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó, huyết mạch của nền kinh tế là dòng vốn thì Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò như thế nào. Phải có các chỉ tiêu cụ thể về dư nợ tín dụng, chỉ tiêu về đảm bảo rủi ro, các chỉ tiêu về nợ xấu cũng như giá bình quân về chi phí tài chính cũng như các chế độ chính sách mà ta thực hiện với doanh nghiệp; phải có đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện cho bằng được mục tiêu mà chúng ta đề ra. |
Đại biểu Huỳnh Thành Chung |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng lưu ý, cơ cấu lại 3 trọng tâm là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng của kế hoạch giai đoạn 2016-2020 không hoàn thành mục tiêu tại Nghị quyết số 24/2016/QH14. Trong khi đó, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.
Về đào tạo lao động, chúng ta cũng không đạt chỉ tiêu. Thực tế cơ cấu lao động chưa hợp lý, chất lượng đào tạo, kỹ năng nghề hạn chế. Theo chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 115/140 quốc gia năm 2018, thứ 102/141 quốc gia năm 2019 về chỉ số chất lượng đào tạo nghề... Nguyên nhân được đại biểu Phan Viết Lượng chỉ ra đó là từ khâu tổ chức thực hiện.
Trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đề nghị tập trung thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ mà kế hoạch đề ra; xác định rõ, cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phải chỉ đạo quyết liệt, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh công khai, minh bạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng |
Kế hoạch đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gồm: Hoàn thành cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đầu tư công, ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại hình thị trường, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế; cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm; tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang chủ trì điểm cầu Bình Phước
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng - an ninh. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh cải cách thể chế; phát triển đầy đủ các loại hình thị trường; thúc đẩy huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội. Hình thành cơ cấu không gian kinh tế hợp lý; phát triển kinh tế đô thị; nâng cấp chuỗi giá trị của các ngành. Nâng cao nội lực của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam.
Trần Thể