【nhan dinh man city】Đồng bào Khmer nỗ lực giảm nghèo
(CMO) Đời sống của cộng đồng người Khmer đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau Triệu Quang Lợi cho rằng: “Các chính sách dân tộc đã và đang triển khai tạo điều kiện, cơ hội đổi đời cho đồng bào. Không cách nào khác, người Khmer Cà Mau phải thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.
Về Thới Bình và U Minh, những vùng đồng bào Khmer định cư lâu đời, nhiều tín hiệu vui nhưng trăn trở vẫn còn hiện hữu. Như lời của ông Lợi tâm huyết: “Chặng đường giảm nghèo còn rất gian nan, đặc biệt với đồng bào dân tộc Khmer. Làm sao mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, đời sống đồng bào đều thay đổi tích cực, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”.
Chìa khoá việc làm
Phần lớn hộ nghèo Khmer tại Cà Mau không có đất sản xuất. Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt, trình độ hạn chế nên chủ yếu là lao động chân tay công nhật. Tạo công ăn việc làm chính là chìa khoá đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất để người Khmer thoát nghèo.
Về xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, thăm xóm tái định cư tại Ấp 7, đâu đó vẫn phảng phất những trăn trở của cuộc mưu sinh. Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tân Lộc Phạm Thanh Tùng thông tin: “Toàn xã có 205 hộ dân tộc Khmer, trong đó nghèo và cận nghèo khoảng một nửa”.
Tân Lộc được coi là điểm sáng của toàn tỉnh về việc hỗ trợ, kết nối để tạo việc làm cho người Khmer nghèo. Nói về cách làm, anh Tùng cho biết: “Đầu tiên là phải khảo sát, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Sau đó, UBND xã làm cầu nối với các doanh nghiệp tại địa phương, ở TP Cà Mau. Xã cũng là nơi trực tiếp đảm bảo hợp đồng lao động, phương tiện di chuyển, cập nhật phản ánh của bà con”.
Cứ thế, hơn 4 năm nay, dao động trên dưới 100 lao động người Khmer có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 150.000 đồng/ngày tại các công ty chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Riêng tại khu tái định cư Ấp 7, 100% (trong tổng số 86 hộ đều thuộc diện đặc biệt khó khăn), lượng lao động được hưởng lợi từ chương trình này khoảng 40 hộ.
Anh Hữu Hoàng Đoan, Trưởng Ấp 7, bộc bạch: “Bà con đã khó khăn rồi, giờ có việc làm thì mừng, nhưng hổm rày nghe đâu ngoài công ty thiếu nguyên liệu, ngưng đưa rước bà con nên rất lo lắng”.
Với anh Đoan, bà con Khmer Ấp 7 cần nhiều thứ hơn trong cuộc “chiến đấu” với cái nghèo. Khu tái định cư của Ấp 7 theo phản ánh của anh Đoan cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế như các nơi khác. Tại đây, người dân được hỗ trợ nền nhà, tiền (45 triệu đồng) để cất nhà. Anh Đoan không khỏi băn khoăn: “Nhìn bề ngoài nhà cửa đàng hoàng vậy, nhưng bà con chưa có cơ sở kinh tế nào ổn định, cuộc sống nhiều khi thắt ngặt lắm”. Anh Đoan mân mê bàn tay chai sần rồi tâm sự: “Tôi cũng thấy buồn khi một số bà con chưa thật sự chí thú làm ăn. Mình không lao động, không tính toán thì Đảng, Nhà nước giúp đỡ bao nhiêu cho đủ”.
Bản thân vị trưởng ấp cho rằng: “Làm thế nào để thay đổi nhận thức, tạo ra những cao trào lao động sản xuất như ở bên Hồ Thị Kỷ, vậy mới được”.
Bí thư Chi bộ Ấp 7 Hữu Xà Rinh cũng từng trao đổi nhiều lần với chúng tôi về khu tái định cư. Một nhận định chung được đưa ra, giúp đồng bào thay vì các khu tái định cư tập trung nên làm bài bản, đồng bộ hơn. Hiệu quả của các khu tái định cư nói chung, trong đó có các dự án dành cho người Khmer là chủ trương đúng, kịp thời. Nhưng song song với việc hỗ trợ một mái nhà tươm tất, cái quan trọng hơn, dài hơi hơn đó chính là sinh kế. Nhiều chính sách dân tộc được triển khai, song về với bà con vẫn nghe hoài điệp khúc: “Phải chi Nhà nước cho đồng vốn nhiều hơn, lớn hơn để có thể làm ăn”.
Ông Triệu Quang Lợi nhận định: “Quá trình rà soát, đánh giá các vùng đồng bào dân tộc khó khăn còn chậm”. “Chậm” có nghĩa là đồng bào còn khó khăn, tâm tư của bà con chưa tới được với Đảng, Nhà nước.
Nhân rộng những điểm sáng
Là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (2.468 hộ), Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời Trịnh Hoàng Nỗng cho biết: “Tới giờ số nghèo và cận nghèo gần 1.000 hộ”. Giảm nghèo khó khăn và không bền vững chính là trăn trở rất lớn của người Khmer ở huyện. Từ Khánh Bình Đông, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Khánh Bình Tây Bắc…, bà con Khmer vẫn loay hoay trong hành trình đổi thay cuộc sống.
Ông Nỗng nghiệm ra rằng: “Chính sách của Đảng, Nhà nước là đúng, song khi triển khai nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn”. Trong những vướng mắc, việc lập các khu tái định cư cho bà con Khmer được ông Nỗng đánh giá là nhiều bất cập.
Ông Nỗng quả quyết: “Người ta nghèo, mình không thể cất nhà đẹp cho ở khi trong nhà không có gạo ăn”. Ông Nỗng giới thiệu chúng tôi về Khánh Bình, thăm xóm Khmer Rạch Cui. Toàn xã có 126 hộ Khmer thì Rạch Cui có trên 100 hộ. Đây là vùng ngọt hoá, bà con vẫn giữ nhịp sống thuần nông với cây lúa, con cá, rau màu.
Thật ấm lòng khi anh Phạm Văn Vẹn, Phó Chủ tịch xã Khánh Bình, giới thiệu: “Hơn 100 hộ ở Rạch Cui chỉ còn 1 hộ nghèo. Ở đó bà con làm ăn dữ lắm, có người giàu nhứt nhì xứ này chớ chẳng chơi đâu!”.
Xóm Khmer chạy dọc kinh Rạch Cui và Kinh Giữa đã hình thành lâu đời. Phần lớn cư dân là hộ gốc, gắn bó máu thịt với đồng đất. Nhìn xóm nhà khang trang, trù phú, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Trưởng ấp Rạch Cui Lý Văn Của cười tươi: “Có đất, có sức lao động thì cây lúa, con cá, mớ rau và sự tính toán thôi cũng đủ làm giàu mà”. Vùng này lúa trúng, con cá tự nhiên vẫn còn trữ lượng khá, rau màu xoay vụ quanh năm, vậy nên bà con khá giả cũng là điều dễ hiểu.
Anh Của cười, tiếp lời: “Cỡ bảy tám chục phần trăm dân ở đây khá, giàu. Tài sản lớn nhất của bà con Khmer ở đây là lòng tự trọng với cái nghèo. Bà con quan niệm nghèo thì mắc cỡ lắm, nên ai cũng chí thú làm ăn”.
Anh Trương Minh Dương đã có kinh tế ổn định từ 2 vụ lúa, cá đồng và đặc biệt là rẫy rau cho thu hoạch quanh năm. |
Nhìn cơ ngơi của anh Trương Minh Dương, ai cũng nghĩ anh phải làm ăn “lớn” hoặc có nguồn “viện trợ” nào đó. Thực tế không phải vậy, anh Dương chia sẻ bí quyết: “Tôi chủ yếu nhờ trồng lúa, cá đồng, chăn nuôi thôi. Cái chính là mình tính toán, tích luỹ. Ông bà nói mà, góp gió thành bão”.
Được biết, nguồn thu nhập chính của anh Dương nằm ở hơn công rau màu xanh tốt quanh năm. Anh chỉ trồng rau muống và rau dền, mỗi ngày thu hoạch ít nhất 50 kg, nhiều đến 150 kg. Anh Dương chia sẻ: “Bà con Khmer vùng này trước cũng khổ, nhưng cái chính là quyết tâm gắn bó với đất đai, chịu khó tìm cách làm ăn, giờ thì khá giả hết rồi”.
Anh còn nhận định rằng: “Ở mấy vùng khác bà con Khmer còn vất vả lắm. Mong bà con được hỗ trợ nhiều hơn, quyết tâm thoát nghèo. Có kinh tế rồi mình tính gì cũng dễ”. Đúng thật, có kinh tế thì “cái đầu” nghĩ thoáng hơn, con cái được học hành đàng hoàng hơn, người Khmer cũng có điều kiện để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Anh Lý Quốc Dương bên căn nhà mới, anh nói rằng: “Ở Rạch Cui bà con Khmer ai cũng quyết tâm làm ăn nên kinh tế cũng ổn định lắm”. |
Anh Lý Quốc Dương tiếp chúng tôi trong căn nhà mới cất. Anh tính sơ sơ: “Cũng mấy trăm triệu chớ ít đâu”. Anh tẩn mẩn kể: “Lúa một ít, cừ tràm một mớ, rồi vịt, cá, trăn… góp lại cũng thành ngôi nhà”.
Nỗi băn khoăn lớn nhất của anh là đầu ra của nông sản: “Thiệt tình bà con mình còn khổ quá, mà giá cả thì trồi sụt. Riết hổng biết trồng cây gì, nuôi con gì cho chắc ăn”. Đúng là chẳng có cái gì chắc ăn cả. Người nông dân Cà Mau, trong đó có người Khmer, còn nguyên nỗi lo: “được giá - mất mùa, được mùa - mất giá”.
Dạo một vòng xóm Khmer Rạch Cui trong những ngày cận Tết cổ truyền của đồng bào, chúng tôi vững chắc một niềm tin rằng: Người Khmer Cà Mau trong tương lai sẽ vượt qua nghèo đói, vươn lên đúng với kỳ vọng và nội lực của mình.
Phạm Nguyên
-
Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năngNhân viên y tế trả lại hơn 4 triệu đồng của bệnh nhân đánh rơiĐại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang Quân khu 9Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp 37 công dân xã Bình Giang liên quan khiếu nại đất đaiNetflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình InternetĐóng góp, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa trên địa bàn tỉnhĐảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong năm 2024Tiếp tục tuyên truyền thân thế, sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngVì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?Chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với công tác phòng, chống dịch COVID
下一篇:Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Hậu Giang với Lào ngày càng tốt đẹp
- ·Tháo gỡ vướng mắc về hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- ·Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện quý II tăng
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” Hậu Giang
- ·Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
- ·Kỳ họp thứ bảy của Quốc hội diễn ra trong 26 ngày, xem xét gần 40 nội dung quan trọng
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Đối thoại với 4 hộ dân có khiếu nại về đất đai
- ·Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng lễ lớn
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Mỗi thầy thuốc cần luôn giữ lửa với nghề
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành tòa án
- ·Diễn tập ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão, sạt lở
- ·Rộn ràng Hội trại tòng quân
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Bổ nhiệm Chánh tòa Tòa Gia đình và người chưa thành niên
- ·Bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình
- ·Cần quan tâm đời sống vật chất, tinh thần người lao động
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Đề ra nhiều giải pháp để đạt kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm
- ·Các ứng cử viên Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang đơn vị bầu cử số 14 tiếp xúc cử tri
- ·Công ty Điện lực Kiên Giang khắc phục tạm thời sự cố trụ điện trên biển bị nghiêng
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Tăng cường lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án 06
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·DIC mong muốn đầu tư dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong
- ·Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân huyện Long Mỹ
- ·Cử tri đề nghị tăng quyền lợi cho người lao động
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Không chủ quan trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
- ·Thành phố Vị Thanh: Khảo sát một số Dự án chỉnh trang đô thị
- ·Bộ Giao thông Vận tải thống nhất thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.HCM chào xã giao lãnh đạo tỉnh