Tìm lời giải nâng cao chất lượng tăng trưởng Năm 2023: Dự báo không hoàn thành 5 chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng Nửa nhiệm kỳ vượt qua "gió ngược",̣ođộnglựcmạnhvàmớichotăngtrưởngvàpháttriểnhận định aston villa vs mu bài học quan trọng nhất là thúc đẩy nội lực |
Cần “tam thông” để xóa bỏ những nghịch lý trong nền kinh tế
Trong bài tham luận của mình, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dành nhiều thời gian để nói về những “nghịch cảnh” trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó thể hiện nhiều khó khăn của doanh nghiệp.
Nghịch lý thứ nhất, theo ông Trần Đình Thiên là “doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành”. Mô tả sức chống chịu và sinh tồn của doanh nghiệp Việt Nam là "phi thường", nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra, doanh nghiệp trong nước phải chịu lãi suất cao trường kỳ trong hàng chục năm. Bên cạnh đó, “chi phí bôi trơn” nhiều, thời gian thực hiện dự án kéo dài do vướng cơ chế, nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn cố gắng trụ vững.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: D.A |
Sau 3 năm trải qua đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng – phát triển nhìn chung là tích cực. Những thành tích đạt được chứng tỏ “năng lực trụ hạng”, khả năng “đối mặt các con gió ngược” rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. “Việt Nam thật sự xứng đáng với lời khen tặng “là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020” - ông Trần Đình Thiên nhận xét. |
Tuy nhiên, khi chúng ta tận dụng quá mức sức chống chịu của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp không thể lớn. Hiện chưa có một nghiên cứu toàn diện về tuổi thọ của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng ông Thiên cho rằng, tuổi thọ của doanh nghiệp trong nước rất thấp, thấp hơn mức trung bình của thế giới. "Tuổi thọ của doanh nghiệp quyết định đến năng lực nội sinh của nền kinh tế", ông nhận định và đề nghị cơ quan hữu quan cần có đánh giá về vấn đề này.
Nghịch lý thứ hai được nêu là nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn. Mức tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn đầu tư công thấp thật sự là điều gây bất ngờ, trong bối cảnh đa số doanh nghiệp “đói vốn, khát vốn” đang là một thực tế gay gắt. Nó càng khó ngờ khi trong mấy tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều chính sách và giải pháp mạnh để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp thoát khỏi tình thế khó khăn.
Ngoài ra, hiện tượng tăng trưởng cao - lạm phát thấp, lạm phát thấp – lãi suất cao… cũng là những nghịch lý dường như “xung đột” với lý thuyết thông thường.
Để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị cần xác lập các điều kiện cần thiết. Đó là, hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”, “hành chính”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường…
Đặc biệt, vị chuyên gia này nhấn mạnh phải bảo đảm “tam thông” trong quá trình vận hành hệ thống. Đó là: thông suốt hạ tầng (thông hạ tầng kết nối, cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm); thông thoáng cơ chế (thể chế thị trường, công khai – minh bạch, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh…); thông minh vận hành (bộ máy điều hành đồng thuận, đồng hướng, đồng nhịp, năng động, sáng tạo…).
“Có đủ căn cứ và cơ sở để nhận định rằng, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển” - ông Trần Đình Thiên khẳng định.
Chi phí cao khiến doanh nghiệp Việt "thua ngay trên sân nhà"
Những khó khăn, rào cản với doanh nghiệp cũng là chủ đề ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tập trung phân tích trong tham luận tại diễn đàn.
Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn |
6 vấn đề chính được ông Đậu Anh Tuấn đề cập gồm: Chất lượng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu. Khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (vốn, nhân lực, đất đai) chưa thuận lợi. Chi phí sản xuất kinh doanh cao. Chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật không cao. Thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới.
Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh cao đang là vấn đề làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện nay nằm ở 4 nhóm chính: các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính cho Nhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; chi phí vận tải, logistics.
Theo doanh nghiệp, các khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam tương đối cao, gồm bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, kết nối chưa tốt là nguyên nhân khiến chi phí vận tải và logistics của Việt Nam ở mức cao.
Với chi phí vốn, dù lãi suất hiện đã giảm song về dài hạn lãi suất trung bình của đồng tiền Việt Nam luôn cao hơn vài điểm phần trăm so với lãi suất của các đồng tiền khác trong khu vực.
Những rào cản về chi phí kinh doanh cao này làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực. Ví dụ lĩnh vực dệt may, Việt Nam đang bị Bangladesh vượt qua rất nhanh. Một trong những lý do là hàng hoá của Bangladesh rẻ hơn, chi phí nhân công của họ thấp hơn, gồm cả lương tối thiểu và các khoản phải đóng khác.
Trong bối cảnh các chính sách thu hút đầu tư mà Việt Nam áp dụng từ trước đến nay như ưu đãi thuế đang bị chặn lại do chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, thì việc thu hút vốn để tạo đủ việc làm cho nền kinh tế vẫn phải là mục tiêu hàng đầu.
Sức khỏe doanh nghiệp đáng báo độngTheo ông Đậu Anh Tuấn, cùng với những khó khăn của nền kinh tế, từ đầu năm 2023 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với những thách thức to lớn. Đáng chú ý số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 15,6% so với 8 tháng đầu năm 2022, lên tới 124,7 nghìn doanh nghiệp. Con số 8 tháng của năm 2023 đã cao hơn tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường cả năm của các năm từ 2018 đến 2021, gần bằng giá trị của cả năm 2022. Đây là một chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp đáng báo động. |