Ngày 19/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì Sự kiện về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP) cập nhật của Việt Nam.
Cùng với 59 quốc gia đã hoàn thành và công bố NAP, đây là bước tiến quan trọng của Việt Nam trong xây dựng các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho cả hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội và con người.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Thích ứng BĐKH là một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với BĐKH nhằm bảo vệ con người, sinh kế và hệ sinh thái, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam ban hành nhiều chính sách và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH. Theo hướng dẫn của Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam đã xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) vào năm 2020, triển khai Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia. NAP xác định các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên cụ thể cho 7 lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH.
“Các nhiệm vụ ưu tiên xác định trong Kế hoạch cập nhật đều mang tính liên ngành, liên vùng; yêu cầu nguồn lực kỹ thuật và tài chính rất lớn để triển khai hiệu quả. Do đó, Việt Nam kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nhằm chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; đặc biệt là việc triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tính chống chịu với tác động của BĐKH cho các cộng đồng, lĩnh vực dễ bị tổn thương ở Việt Nam” - Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Trong Kế hoạch cập nhật, Việt Nam điều chỉnh mục tiêu cụ thể và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phù hợp với nội dung về thích ứng với BĐKH trong Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật và các chiến lược, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Kế hoạch xác định 162 nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên theo 3 mục tiêu chính:
Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững (76 nhiệm vụ);
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu (33 nhiệm vụ);
Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (53 nhiệm vụ).
Các nhiệm vụ cụ thể được xác định nhằm giảm mức độ dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng, ưu tiên theo các lĩnh vực chịu nhiều tác động của BĐKH như: tài nguyên và môi trường; nông nghiệp, phòng chống thiên tai, xây dựng, giao thông vận tải, công thương, văn hóa thể thao du lịch, thông tin và truyền thông, lao động và xã hội.
Kế hoạch cũng đặt ra các nhiệm vụ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH, góp phần giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại do BĐKH. Đồng thời, hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH.
NAP cập nhật cũng bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về áp dụng các mô hình phát triển sinh kế bền vững, mô hình thích ứng dựa vào tự nhiên (NbA), dựa vào hệ sinh thái (EbA), dựa vào cộng đồng (CbA); cùng với các nhiệm vụ, giải pháp góp phần giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại do BĐKH. Bên cạnh đó, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút sự tham gia và đầu tư của khối tư nhân cho thích ứng với BĐKH, phát huy vai trò của thanh thiếu niên, phụ nữ và cộng đồng trong thích ứng với BĐKH.
Tại sự kiện, bà Rohini Kohli, Cố vấn kỹ thuật cấp cao về Chính sách và Kế hoạch thích ứng với BĐKH, UNDP, cho biết: Thích ứng nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết đối với Việt Nam, vì tác động của BĐKH làm gia tăng tính dễ bị tổn thương trong các cộng đồng vốn đã có nguy cơ.
NAP cập nhật đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở ra cơ hội để giải quyết các tổn thất và thiệt hại tiềm ẩn, đồng thời giúp huy động các nguồn lực cần thiết cho một tương lai có khả năng chống chịu, bảo vệ các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Theo bà Rohini Kohli: “Là một quốc gia dễ bị tổn thương, Việt Nam cần đóng vai trò chủ động trong các cuộc đàm phán quốc tế về tổn thất và thiệt hại, góp phần vào việc xây dựng các giải pháp giảm thiểu tổn thất và thiệt hại công bằng và hiệu quả thông qua hợp tác đa phương. UNDP cam kết hỗ trợ hợp tác để thu hút các cơ chế tài chính quốc gia”.
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- Hà Giang tạm giữ 1.260 chiếc kính cường lực không chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa
- Nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cho khu vực kinh tế tập thể
- YC Beauty vẫn bất chấp hoạt động sau án phạt của Sở Y tế
- 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- Lào Cai quyết liệt ngăn chặn thực phẩm không nguồn gốc tuồn ra thị trường cuối năm
- Liên tiếp thu giữ lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu tại một số tỉnh, thành
- Phát hiện tàu chở 15.000l dầu không rõ nguồn gốc
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm
相关推荐:
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Bến Tre: Thu giữ, tiêu hủy hơn 10.000 hàng hóa nhập lậu được bán trên sàn thương mại điện tử
- Suy thượng thận cấp và nhiễm trùng chân do lạm dụng thuốc giảm đau
- Nguy hại từ các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- Tạm giữ gần 8.000 hộp thuốc tân dược trị giá hơn 2,5 tỷ đồng
- Nhang tẩm hóa chất axit photphoric để que nhang cuốn tàn cong nguy hiểm ra sao?
- Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh do vi phạm quảng cáo, khám chữa bệnh
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Xử phạt hàng loạt phòng khám đa khoa, hộ kinh doanh