Hóc dị vật là một trong các tai nạn nguy hiểm,ảnhbáocácdịvậtcóthểcướpđisinhmạngbéyêucủabạcược chấp 3 cửa xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nếu không cứu chữa kịp thời. Trong những ngày vừa qua, bệnh viện ở Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ nhập viện do hóc dị vật, có tuần tới 4 - 5 ca. Dị vật thường là đồng xu, đồ chơi, đồ dùng học tập... Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật nhỏ nhọn như đầu bút, cúc áo… đe dọa gây mất phản xạ, tử vong. Nguy cơ tử vong cao Gần đây nhất, vào ngày 2/3 tại Bệnh viên Bạch Mai đã tiếp nhận 1 bé trai 8 tuổi trong tình trạng nguy kịch vì hóc đầu bút bi. Nắp bút bất ngờ tụt vào họng làm cháu bé suy hô hấp, mất hết các phản xạ. Bệnh nhi được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, ép tim sau khoảng 10 phút đã gắp ra dị vật là một đầu tròn đuôi bút bi. Tuy nhiên, do thời gian ngừng tuần hoàn quá lâu trước khi được đưa đến viện nên dù tim đập lại nhưng em luôn trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, não tổn thương do thiếu oxy quá lâu. Sau hơn 20 ngày nằm hồi sức, bệnh nhi đã không qua khỏi. Bé trai nguy kịch vì dị vật đầu bút biCũng trong tháng 3, Tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tiếp nhận bệnh nhi 7 tuổi Nguyễn Trung Quân trong tình trạng khó thở, khò khè ngày thứ 4 vì dị vật đầu bút bi trong phế quản. Bệnh nhi cũng ngậm đầu bút bi khi đang ngồi trên lớp học rồi bất cẩn nuốt phải. Từ những sự việc bất cẩn đến nguy kịch này, bác sĩ cảnh báo trẻ em không ngậm, mút các loại đồ dùng nhỏ, nhọn như đầu đũa, đầu bút bi… Nếu không thận trọng chúng vô tình sẽ là thủ phạm gây nên những ca hóc dị vật nguy kịch, thậm chí dẫn đến tử vong đáng tiếc. Không chỉ đồ chơi, đồ dùng mà chỉ vì ăn một quả nhãn, một hạt lạc, quả chôm chôm, cũng gây bít tắc đường thở dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Như trường hợp ngày 11/3 bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi ở Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội trong tình trạng ngừng tuần hoàn vì hóc kẹo. Các bác sĩ cấp cứu, sốc điện thì viên kẹo đã bắn ra khỏi miệng cháu bé nhưng cháu bé cũng đã không tỉnh lại vì ngừng tuần hoàn quá lâu. Cũng từng gặp sự việc này, anh Trần Văn Xuân (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, có hôm đang ngồi ăn chè trôi, con trai 4 tuổi của anh đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn, mặt đỏ bừng, chảy nước mắt nhưng không khóc được. Ngay lập tức anh đã ôm con dậy, đỡ tay vào ngực con, ngả con ra trước và vỗ mạnh vào lưng để đẩy bật viên bánh trôi to bự ra ngoài đồng thời nhờ chủ hàng gọi dịch vụ cấp cứu y tế. Việc cần làm ngay khi trẻ hóc dị vật Đứng trước tình huống nguy kịch một trẻ bị hóc dị vật đường thở, bác sĩ khuyến cáo thay vì ôm ngay trẻ chạy thẳng tới bệnh viện, hãy bình tĩnh sơ cứu để trẻ có cơ hội sống nhiều hơn. Bởi chỉ 5 phút ngạt thở, oxy không lên não là trẻ có nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn, dù cứu được em bé cũng tổn thương não, thậm chí sống đời sống thực vật. Vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoàiChia sẻ với báo giới về thao tác cấp cứu hóc dị vật, bác sĩ Phạm Văn Hưng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo tuyệt đối không đưa ngón tay vào móc miệng bé khi gặp trẻ bị hóc dị vật vì động tác trên sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn, hoặc gây tổn thương họng của trẻ, hoặc kích thích gây co thắt thanh quản. Các kỹ thuật khuyến cáo là vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoài. Thấy trẻ bất tỉnh, ngừng tuần hoàn, ngực không phập phồng cần hô hấp nhân tạo, ép ngực cho trẻ song song gọi cấp cứu. Tình trạng hóc dị vật nhỏ hiện nay đang diễn ra rất nhiều. Các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc với vật dụng hằng ngày và dặn dò trẻ cẩn thận. Tâm Thanh Giá chanh dây leo cao vun vút là do Trung Quốc? |