88Point88Point

【bochum đấu với gladbach】Ưu đãi cao hơn đối với báo chí

uu dai cao hon doi voi bao chi

Có thể nói rằng,Ưuđãicaohơnđốivớibáochíbochum đấu với gladbach cơ quan soạn thảo Luật đã thấu hiểu khó khăn và chia sẻ đối với hoạt động báo in và xuất bản khi đưa mức thuế TNDN đối với 2 lĩnh vực này từ 25% xuống còn 10%. Ông có thể cho biết quan điểm của Bộ Tài chính về vấn đề này?

Phải nói rằng, báo chí - xuất bản là 2 lĩnh vực dành nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, bởi vì báo chí - xuất bản là một trong những công cụ để đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trên thực tế, báo chí - xuất bản được Nhà nước dành cho những nguồn lực nhất định. Đồng thời báo chí - xuất bản cũng tham gia hoạt động thị trường, do vậy lĩnh vực báo chí- xuất bản cũng gương mẫu và cũng cần thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đất nước thông qua nghĩa vụ thuế.

Trong suốt quá trình nghiên cứu xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN cũng như quá trình thực hiện Luật vừa qua, chúng tôi thấy rằng lĩnh vực báo chí- xuất bản cần phải có sự ưu tiên hơn nữa, thể hiện ở chi phí được trừ, nguồn lực cân đối để lại cho 2 lĩnh vực và thuế suất.

Vì vậy ngay từ khi chưa sửa Luật thì trong khuôn khổ của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ có những quy định tốt hơn, tạo thuận lợi hơn cho cả 2 lĩnh vực báo chí và xuất bản. Đó là lĩnh vực xuất bản, chúng tôi đề xuất đưa thuế suất từ 25% xuống 10% ngay từ năm 2012.

Trong Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27-12-2011 (có hiệu lực từ năm 2012), bởi vì lĩnh vực xuất bản chúng ta không thể xã hội hóa như các lĩnh vực khác được, cho nên Chính phủ đã mạnh dạn đưa thuế suất từ 25% xuống 10% và lần này Chính phủ cũng trình Quốc hội quy định luôn trong Luật: Lĩnh vực xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản gồm các khâu xuất bản, in ấn và phát hành xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản.

Tôi muốn nhấn mạnh tất cả các hoạt động phải trong khuôn khổ của Luật Xuất bản: Từ biên tập, chuẩn bị, phê duyệt đến ấn loát nội dung đó và đưa ấn phẩm đó đến tay người tiêu dùng theo đúng quy trình của Luật Xuất bản mới được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%. Đây là thể hiện cố gắng rất lớn của Chính phủ, từ 25% xuống 10% nghĩa là giảm 60% so mức bình thường.

Còn đối với lĩnh vực báo chí, Hội Nhà báo trước đây cũng như bây giờ luôn đặt vấn đề: Báo chí vừa phải thực hiện nhiệm vụ nộp thuế nhưng cũng cần được ưu đãi về thuế. Chúng tôi thấy rằng, ngay từ năm 2010, 2011, 2012, Bộ Tài chính đã có những cơ chế trong thẩm quyền của mình đưa ra những quy định rất thuận lợi cho báo chí.

Trước đây, Thông tư số 150/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với cơ quan báo chí đã cho phép báo chí nói chung trong đó có báo in được dùng nguồn lực thu được từ quảng cáo để bù đắp nguồn thiếu hụt về tài chính đối với hoạt động chính của báo là hoạt động đưa tin, tuyên truyền.

Đúng ra hoạt động quảng cáo phải đóng thuế 25%, nhưng trong thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ đã quy định, cơ quan báo chí được dùng nguồn lợi nhuận có được từ hoạt động quảng cáo để bù đắp khoản thiếu hụt về tài chính đối với hoạt động của báo. Trên cơ sở đó đội ngũ phóng viên báo chí được phép tăng mức lương, tăng mức thu nhập để anh em có điều kiện tốt hơn. Như vậy, ngay từ năm 2010 Bộ Tài chính đã có cơ chế mở cho báo chí. Tiếp theo là Nghị định 122/2011/NĐ-CP của Chính phủ cũng khẳng định điều này.

Và lần này trình Quốc hội, Bộ Tài chính- cơ quan soạn thảo Luật có đề xuất: Hoạt động báo in được áp dụng thuế suất 10%. Tôi xin nhấn mạnh rằng, hoạt động quảng cáo được hòa chung với hoạt động của báo, hoạt động đó nếu còn lãi thì chúng ta thu 10% bởi vì báo in khó khăn hơn rất nhiều so với báo hình và các hình thức tuyên truyền khác.

Do đó dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN lần này thể hiện mức độ ưu đãi cao hơn. Tức là ngoài việc bảo đảm bù đắp chi phí cho 2 hoạt động là quảng cáo và hoạt động chính của báo in, nếu lãi còn lại sau khi bù đắp đủ chi phí, có thu nhập thì chỉ áp mức 10%. Tôi cho rằng mức 10% là tương đối tốt.

Có thể áp thuế TNDN đối với hoạt động báo in ở mức ưu đãi 5% được không, thưa ông?

Theo tôi, nếu áp mức đó thì không ổn bởi trong Luật không có khung nào là 5% cả. Luật chúng ta có mức thuế phổ thông 25% đưa xuống còn 22%. Đối với hoạt động khai thác dầu khí và khai thác tài nguyên là 32-50%.

Đối tượng DN vừa và nhỏ đi trước áp mức thuế là 20%. Như vậy, thường thuế suất ưu đãi ở mức 10%, 20% nhưng có thời hạn. Ưu đãi nhất là 10% thì lĩnh vực báo chí- xuất bản đã được hưởng ở mức cao nhất này rồi. Tôi cho rằng chúng ta nên có sự chia sẻ, chứ không nên gây khó cho Quốc hội khi áp ở mức thuế suất khác đi.

Có ý kiến đề nghị, báo in cần được hoàn một phần thuế TNDN đã nộp của năm trước để đầu tư trở lại phục vụ phát triển. Đề nghị trên là có cơ sở hay không, thưa ông?

Có thể nói rằng, việc cung cấp thông tin của chúng tôi chưa đầy đủ, kịp thời nên có ý kiến như trên. Để thông tin đầy đủ, phải hiểu rằng, chúng ta huy động thuế vào NSNN và khi tiền thuế vào phải thực hiện theo quy định của Luật NSNN và theo quy định của các Nghị quyết của Quốc hội về việc giao dự toán và phê chuẩn quyết toán hàng năm.

Trước đây, Luật NSNN của chúng ta chưa có quy định cụ thể thì trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, chúng ta đã có thời kỳ cấp lại tiền thuế cho báo in, nộp bao nhiêu cấp lại bấy nhiêu. Lúc đó Luật NSNN của chúng ta cho phép điều đó.

Nhưng bây giờ các khoản thu chi ngân sách phải được thể hiện vào NSNN và việc này Quốc hội quyết định. Tôi cho rằng, phải thông tin lại cho rõ ràng, nghĩa là tiền lệ là có, nhưng hiện nay chúng ta đã có Luật Quản lý thuế, Luật NSNN minh bạch rồi, thì cái gì trong khuôn khổ tối đa chúng ta vận dụng.

Lãnh đạo một số cơ quan báo chí đề nghị nên sớm áp dụng mức thuế ưu đãi này, tức là từ ngày 1-7-2013 thay cho thời điểm Luật có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014. Theo ông, đề xuất này liệu có được chấp nhận?

Chúng ta phải thấy Luật lần này có mấy thời điểm khác nhau. Từ ngày 1-7-2013 áp dụng ngay ưu đãi cho DN có quy mô nhỏ và vừa phù hợp với chủ trương của Quốc hội và Nghị quyết 02 của Chính phủ, cho nên cần phải thực hiện ưu tiên số 1 đối với đối tượng này. Báo chí- xuất bản cũng cần thiết phải ưu tiên nhưng thực hiện theo thời điểm Luật có hiệu lực từ 1-1-2014 là phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Vân(thực hiện)

赞(2144)
未经允许不得转载:>88Point » 【bochum đấu với gladbach】Ưu đãi cao hơn đối với báo chí