游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:26:06
Những năm qua,ịtmxuấtkhẩlịch thi đấu của dortmund xuất khẩu tôm của Việt Nam tuy đã có những bước phát triển đột phá, nhưng theo không ít doanh nghiệp ngành tôm cho rằng thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn. Nhất là cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất để chinh phục thị trường khó tính.
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang.
Nâng giá trị mặt hàng tôm
Hiện nay, do thời tiết thuận lợi nên sản lượng tôm tăng mạnh, đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm sản xuất ổn định. Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về xuất khẩu tôm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, thông tin: Do nguồn nguyên liệu dồi dào nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều tập trung sản xuất, chế biến các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Để hoạt động ổn định, doanh nghiệp liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến dây chuyền, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao. Trong đó, việc sản xuất những sản phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, kháng sinh theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học được xem là bước đột phá để đưa giá trị sản phẩm tôm tăng cao và xâm nhập sâu vào những thị trường lớn.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, trong tháng 5, tình hình sản xuất đạt 5.338 tấn, tăng 23,81% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 4.619 tấn, tăng 2,03%; giá trị xuất khẩu đạt 53,686 triệu USD, giảm 7,67%. Qua 5 tháng đầu năm, sản xuất đạt 23.162 tấn, tăng 19,51% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 19.466 tấn, tăng 19,51%; giá trị xuất khẩu đạt 225,814 triệu USD, tăng 1,68% so với cùng kỳ. Ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, cho biết: Qua đánh giá, những tháng đầu năm do đơn hàng ít nên kim ngạch xuất khẩu đạt thấp. Thế nhưng, trong quý III này, doanh nghiệp vừa nhận được đơn hàng với sản lượng 10.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 110 triệu USD. Với thuận lợi này thì công ty quyết tâm sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2018.
Cũng sử dụng từ nguồn nguyên liệu tôm, nhưng Công ty TNHH Việt Nam Food Hậu Giang lại chọn hướng đi khác là tận dụng lại toàn bộ lượng phế phẩm của các công ty thủy sản. Từ nguồn phụ phẩm này, doanh nghiệp đã nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học từ phụ phẩm thủy sản sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và dược phẩm...
Theo đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Việt Nam Food Hậu Giang, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản và khi nhu cầu xuất khẩu càng lớn thì nguồn phụ phẩm này cũng phát triển theo. Trong khi đó, rác thải từ hoạt động này lại không được tận dụng, điều này đã khiến môi trường bị ô nhiễm. Thế nhưng, từ khi chuỗi thu gom ngay tại nguồn của công ty ra đời và đi vào hoạt động đã làm thay đổi tư duy khác biệt trong sử dụng công nghệ, giải quyết được bài toán về ô nhiễm môi trường. Nếu trước đây, phụ phẩm này đem bán thô cho ngành sản xuất thức ăn gia súc thì chỉ thu được vài ngàn đồng/kg, trong khi đó nếu sử dụng nguyên liệu này để chiết xuất ra chất dẫn dụ phục vụ cho ngành thực phẩm, công nghiệp, thức ăn gia súc... thì giá trị có thể tăng gấp 5 lần. Đặc biệt, khi nghiên cứu ra chất chitosan sử dụng trong ngành y tế như băng y tế, tái tạo da nhân tạo... thì giá trị lên đến cả trăm lần.
Còn nhiều khó khăn
Theo các doanh nghiệp, do không xảy ra mưa cuối mùa và trái mùa lớn như năm ngoái nên phần lớn diện tích tôm thả nuôi những tháng cuối năm 2017 đều thành công, từ đó sản lượng tôm thu hoạch từ đầu năm đến nay cao hơn so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng tôm tăng mạnh nhưng qua các số liệu cho thấy, tình hình xuất khẩu tôm cũng như giá bán tôm những tháng đầu năm có dấu hiệu giảm. Ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, thông tin: Giá tôm giảm có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, cụ thể như biến động thị trường, sức cạnh tranh mạnh từ các nước xuất khẩu tôm khác trên thế giới… Bên cạnh đó, tình trạng cảnh báo dư lượng hóa chất, kháng sinh còn nhiều, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn khó khăn… Ngoài ra, yếu tố về thiếu nguồn lao động cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến giá tôm giảm.
Còn theo Công ty TNHH Việt Nam Food Hậu Giang, mặc dù hiện nay thị trường này rất lớn, nhưng tỷ lệ thu hồi nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 60%. Trong thời gian tới, công ty sẽ cố gắng tăng tỷ lệ thu hồi để tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng rất cần sự hỗ trợ cấp phép cũng như tiêu thụ ở thị trường trong nước bằng các chính sách cụ thể.
Trong buổi khảo sát mới đây tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hậu Giang, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ tôm sẽ tăng dần vào cuối năm. Do đó công ty cần phải ổn định sản xuất, mà quan trọng nhất là có chính sách cũng như tầm nhìn cho sự phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, tránh tình trạng nông dân phải treo ao vì “giá”. Bởi khi không còn nguồn nguyên liệu thì doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Do đó, rất cần sự chia sẻ để đảm bảo lợi ích hài hòa của doanh nghiệp và người nuôi tôm. Bên cạnh đó, địa phương cần tính toán trong bài toán lao động, đảm bảo nguồn lao động phát triển bền vững thì doanh nghiệp mới có thể sản xuất lâu dài. Đối với Công ty TNHH Việt Nam Food Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng nguồn phụ phẩm từ tôm nói riêng hay thủy sản nói chung hiện nay rất lớn, do đó đề nghị công ty cần nghiên cứu thêm một số chuỗi sản phẩm để vừa tăng giá trị phụ phẩm, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Bài, ảnh: THANH THÚY
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接