VHO- Những năm qua tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng,ôhìnhđiểmgópphầngiảmthiểubạolựcgiađìsouthampton vs bournemouth chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ.)Lễ phát động hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh Ảnh: T.L Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao nhận trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác PCBLGĐ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCBLGĐ góp phần giảm thiểu tình trạng BLGĐ. 100% xã, phường, thị trấn có tổ hòa giải Hằng năm, tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch triển khai công tác gia đình và PCBLGĐ, trong đó chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động về PCBLGĐ; Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ; Tổ chức tập huấn và giám sát thường xuyên các hoạt động can thiệp PCBLGĐ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, các mô hình PCBLGĐ ở cơ sở; Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp liên ngành nhằm triển khai hiệu quả chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ gia đình thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thi, hội diễn để tuyên tuyền công tác gia đình và PCBLGĐ nhân các ngày kỷ niệm về gia đình và PCBLGĐ, bình đẳng giới. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 2.000 tổ, nhóm, câu lạc bộ độc lập hoặc lồng ghép hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó: 229 mô hình hoạt động độc lập, 279 câu lạc bộ phát triển bền vững, 1.544 tổ hòa giải (100% xã, phường, thị trấn đều thành lập tổ hòa giải) với tổng số 8.962 hòa giải viên; Các tổ hòa giải trong toàn tỉnh đã thực hiện gần 23.000 vụ việc. Tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 70%, góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình ngay từ cơ sở. Các vụ việc BLGĐ sau khi phát hiện thì 100% nạn nhân đều được các thành viên tham gia PCBLGĐ ở cộng đồng thực hiện tư vấn về pháp lý và sức khỏe và chăm sóc y tế ban đầu, được hỗ trợ và chăm sóc ngay tại cộng đồng. Với sự hoạt động hiệu quả của các mô hình, câu lạc bộ, tổ hòa giải, cơ sở tạm trú, tạm lánh... trên địa bàn 100% nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán được tư vấn, trợ giúp pháp lý, y tế và hỗ trợ; 100% nạn nhân bị mua bán được hỗ trợ trở về địa phương, nạn nhân là người Quảng Ninh được nhận tiền hỗ trợ khó khăn ban đầu, hỗ trợ học nghề để ổn định cuộc sống và tái hoà nhập cộng đồng. Tình trạng BLGĐ, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh được ngăn chặn kịp thời và giảm đáng kể. Hằng năm, các mô hình, địa chỉ tin cậy đã phát huy hiệu quả trong việc tư vấn hỗ trợ cho các nạn nhân bạo lực gia đình tại các cộng đồng dân cư trong tỉnh. Phải gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh cho rằng bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đó là cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với công tác PCBLGĐ, đưa các nội dung của công tác PCBLGĐ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội về công tác gia đình và PCBLGĐ. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về chính sách pháp luật, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về PCBLGĐ để đông đảo nhân dân biết và thực hiện. Đồng thời cần kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về lĩnh vực gia đình, nhất là bạo hành trong gia đình. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong PCBLGĐ. Vai trò tổ tư vấn, tổ hòa giải tại các thôn, bản, khu phố, tổ dân phố khi các gia đình xảy ra bạo lực được đẩy mạnh. Sự phát triển mô hình điểm PCBLGĐ góp phần giảm thiểu các vụ BLGĐ tại địa phương. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hạnh cũng nhìn nhận công tác PCBLGĐ của tỉnh Quảng Ninh 6 năm qua vẫn còn những hạn chế như: Việc tổ chức các hoạt động truyền thông quy mô lớn, chuyên sâu còn khó khăn, chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền chủ yếu là lồng ghép nên hiệu quả chưa cao. Việc phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc bạo lực gia đình trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn do nạn nhân bị bạo lực còn mặc cảm, e ngại, các thành viên gia đình còn che giấu, không quyết liệt tố giác hành vi BLGĐ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và địa phương xảy ra BLGĐ chưa đồng bộ, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Việc phát hiện, xử lý, hòa giải các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình còn hạn chế, để tình trạng bạo hành gia đình kéo dài. Các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ hiệu quả chưa cao. Những quy định xử lý về BLGĐ còn những bất cập như chỉ buộc tội bạo hành khi thương tích của nạn nhân được xác định trên 10% và phải có đơn tố cáo nên việc xử phạt gặp không ít khó khăn. Để công tác PCBLGĐ ở tỉnh Quảng Ninh cũng như ở các địa phương ngày càng được triển khai hiệu quả thì rõ ràng cần có những quy định cụ thể hơn trong công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và địa phương trong công tác PCBLGĐ, nhất là việc quy định mức kinh phí cụ thể hơn cho công tác PCBLGĐ giúp địa phương có cơ sở để xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai đồng bộ công tác PCBLGĐ hằng năm. HIỀN LƯƠNG |