Tương lai sáng cho đầu tư,ạcquanvềmôitrườngđầutưcủaViệbrazil hôm nay kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam | |
Lạc quan và tin tưởng, hàng tỷ USD vốn FDI vẫn chảy vào Việt Nam |
Nhà máy Samsung Electro - Mechanics Việt Nam. |
Cánh cửa mở rộng
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nối tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2021 sau tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong tháng 1/2022, Việt Nam thu hút 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện trong tháng cũng đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là tín hiệu tích cực cho dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2022, cũng khẳng định sự vững vàng của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI.
Đáng chú ý, trong số những dự án đầu tư đầu năm có những dự án có quy mô lớn. Điển hình như ngày 16/2/2022, tại tỉnh Thái Nguyên, Dự án của Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam đã chính thức được trao giấy chứng nhận mở rộng đầu tư với số vốn tăng thêm là 920 triệu USD. Trước đó, dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek (Hồng Kông, Trung Quốc) tại Khu công nghiệp WHA ở Nghệ An, được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào dây chuyền sản xuất công nghệ cao.
Ngoài ra, tại tỉnh Bắc Ninh cũng có dự án điều chỉnh vốn quy mô trăm triệu USD khác, đó là dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD. Hay tại Phú Thọ, dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc) cũng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD nhằm mở rộng dây chuyền sản xuất kính cường lực cho màn hình ô tô, đồng hồ; kính ốp cho camera…
Về làn sóng đầu tư FDI và xu hướng dịch chuyển của một số đối tác lớn, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam dự kiến sẽ thu hút được các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất để xuất khẩu tại thị trường mới. Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, phi sản xuất, công nghiệp phụ trợ và là điểm đến quan trọng của nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) với vốn cam kết hàng năm chiếm đến 1/3 tổng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư từ vùng lãnh thổ này cam kết vào khu vực ASEAN.
Ngoài ra, công nghệ, dược phẩm, năng lượng là những lĩnh vực mà Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI của khu vực châu Âu. Gần 90% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát có ý định tiếp tục giữ vững đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Kỳ vọng tăng trưởng
Đặt niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, chia sẻ tại buổi gặp mặt lãnh đạo TPHCM đầu năm 2022, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan cho rằng, chính sách chống dịch và phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, mang lại những hiệu quả tích cực. Rất nhiều khuyến nghị của cộng đồng nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam đã được chính quyền TPHCM xem xét, thực hiện và thực hiện rất nghiêm túc. Đây là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc chọn TPHCM làm điểm đến để phát triển doanh nghiệp và dự báo trong thời gian tới đây, doanh nghiệp nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh đầu tư vào TPHCM. Để chuẩn bị cho hoạt động kết nối đầu tư hiệu quả, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có kế hoạch tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư - thương mại - công nghệ tại TPHCM vào tháng 6/2022. Hiện đã có 50 doanh nghiệp Hàn Quốc đăng ký sang TPHCM tìm kiếm cơ hội giao thương.
Tương tự, tại Bình Dương, trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan với môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Năm 2021, Bình Dương tiếp tục là điểm sáng về thu hút FDI trong cả nước với gần 2,7 tỷ USD, vượt 48% kế hoạch, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cho biết, vốn FDI đã và đang đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều dự án có quy mô lớn, phù hợp với định thướng thu hút đầu tư đã xác định. Đặc biệt, gần đây nhất là dự án sản xuất sợi tổng hợp của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) tại KCN Bàu Bàng với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 610 triệu USD, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1,37 tỷ USD. Cùng với đó là dự án xây dựng nhà máy mới rộng 44 ha tại Bình Dương với vốn đầu tư 1 tỷ USD của Tập đoàn Lego, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024. Điều này cho thấy Bình Dương đã và đang thực sự là địa điểm tốt của nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù cơ hội đón vốn FDI là rất lớn nhưng theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt.
Vì vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia.
Bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Intel Việt Nam: Năm 2022 đánh dấu 15 năm Intel đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm chip tại Việt Nam. Đến nay, sản phẩm của Intel Việt Nam đã đạt giá trị gần 59 tỷ USD. Năm 2021, Intel Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chủ lực về xuất khẩu của Khu Công nghệ cao TPHCM. Chúng tôi một lần nữa khẳng định với Tập đoàn Intel cũng như với Chính phủ Việt Nam và chính quyền TPHCM rằng, Intel Việt Nam là nhà đầu tư có cam kết lâu dài, một đối tác tin cậy và đồng hành với TPHCM trong thuận lợi cũng như khó khăn như dịch bệnh hiện nay. Hy vọng với sự hỗ trợ của Chính phủ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, ổn định sản xuất, giúp cho nền kinh tế thành phố và cả nước cũng như người lao động có thêm thu nhập, thêm việc làm. Ông Andrew Michael Lien, Giám đốc Công ty TNHH Wanek: Wanek là công ty chủ chốt trong chuỗi cung ứng của tập đoàn sản xuất đồ nội thất hàng đầu thế giới với 100% vốn đầu tư của Mỹ, có mạng lưới cung ứng trên 123 công ty. Tại Bình Dương, Wanek có 4 nhà máy, với số lượng lao động trên 11.000 người. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người lao động… Nhưng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương, công ty đã vượt qua khó khăn, đến nay hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục, đời sống, thu nhập, việc làm của người lao động được bảo đảm. Công ty đang triển khai dự án kho ngoại quan mở rộng với tổng mức đầu tư 140 triệu USD, dự kiến hoàn thành trong quý 1/2023. |