88Point88Point

【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó khăn

Xuất khẩu thủy sản khó phục hồi trong ngắn hạn Doanh nghiệp ngành thuỷ sản còn nhiều khó khăn Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến hết tháng 11 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% cùng kỳ năm 2022 và đạt 82,4% kế hoạch (10 tỷ USD). 	Ảnh minh họa: TL
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến hết tháng 11 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% cùng kỳ năm 2022 và đạt 82,4% kế hoạch (10 tỷ USD). Ảnh minh họa: TL

“Chắt chiu” từng cơ hội

Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng, thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2022 lần đầu tiên cán đích 11 tỷ USD.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, bức tranh toàn cảnh về xuất khẩu thủy sản Việt Nam được phủ gam màu tối khi kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm do sức cầu tiêu thụ ở các thị trường chính trong tình trạng “lao dốc”. Xuất khẩu thủy sản thời gian qua sụt giảm cũng do chịu nhiều áp lực từ các yếu tố vĩ mô cả trong nước và quốc tế. Đầu tiên, giá xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản đầu năm nay có xu hướng giảm. Sự cạnh tranh về giá thủy sản trên thị trường quốc tế khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, dẫn tới việc giảm giá. Bên cạnh đó, nhu cầu thủy sản nhập khẩu cũng giảm do các quốc gia nhập khẩu chưa tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho lớn của năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hết tháng 11 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% cùng kỳ năm 2022 và đạt 82,4% kế hoạch (10 tỷ USD).

Mặc dù vậy, một số tín hiệu tốt từ thị trường thế giới và trong nước cũng như xu hướng tiêu dùng gia tăng ở các thị trường chính vào những tháng cuối năm đang đem lại triển vọng phục hồi xuất khẩu ngành hàng này. Tín hiệu mừng của xuất khẩu thủy sản đến từ sự phục hồi của các thị trường chủ lực do nhu cầu tăng vào các dịp lễ, Tết cuối năm với các sản phẩm thế mạnh của ngành như: cá ngừ, tôm, cá tra.

Nhận định về triển vọng của thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, Tham tán thương mại Đỗ Ngọc Hưng cho biết, hiện lượng tồn kho của Hoa Kỳ đang giảm, nhu cầu tiêu thụ lớn cho các dịp lễ, Tết cuối năm sẽ là cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ là việc thị trường này thường áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe, quy định về kiểm dịch, môi trường nuôi trồng, nhãn xuất xứ hàng hoá nghiêm ngặt, chính sách bảo hộ; về phía các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam vẫn còn các hạn chế về xây dựng thương hiệu, dịch vụ logistics. Vì thế, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường, hạn chế cạnh tranh về giá, kiểm soát chặt chẽ chất lượng lô hàng xuất khẩu sang thị trường; thường xuyên tham gia các hội chợ thuỷ sản; hướng đến sản xuất sản phẩm chế biến sâu; quan tâm, cập nhật các xu hướng, cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương vệ thương mại cũng như lưu ý về chất lượng bao bì đóng gói.

Ngoài thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng là một thị trường đầy triển vọng giúp phục hồi xuất khẩu thủy sản. Theo nhận định của các chuyên gia, trừ giai đoạn bị hạn chế do dịch Covid-19, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và tiềm năng vì dân số lớn, thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Để chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ hội cuối năm, thị trường Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu thị trường này đã ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây.

Dự báo sẽ còn khó khăn

Đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản trong năm 2023, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định sản xuất thủy sản năm 2023 đã có sự tăng trưởng khá, đặc biệt lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vượt mức kế hoạch (nuôi trồng thủy sản phát triển nhiều mô hình nuôi công nghệ cao, đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh). Tuy nhiên sản lượng khai thác chưa đạt mục tiêu theo định hướng của Chiến lược phát triển thủy sản đề ra là giảm dần khai thác hàng năm và tiến đến đạt 2,8 triệu tấn vào năm 2030. Về xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản trong năm 2023 phải đối mặt với nhiều khó khăn, nên dù các thị trường nhập khẩu đang có xu hướng phục hồi, nhưng theo ước tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ thấp hơn mục tiêu đã đặt ra (10 tỷ USD), giá trị xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt khoảng 9,2 tỷ USD. Trước tình hình đó, Cục Thủy sản đã tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học công nghệ để chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất. Qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, các tháng cuối năm tình hình xuất khẩu thủy sản đã khởi sắc trở lại.

Dự báo về bức tranh xuất khẩu thủy sản cho năm 2024, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bà Vương Thị Oanh cho biết, bức tranh của ngành thuỷ sản năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Những khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024. Cụ thể, trong nửa cuối năm 2023, tổng sản lượng toàn cầu trong nửa cuối năm có thể sẽ không tăng do nhu cầu từ thị trường chưa có tăng trưởng lớn. Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, Trung Quốc được kỳ vọng tiếp tục là thị trường có tăng trưởng trong nửa cuối năm. Các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu dịp cuối năm khi tồn kho giảm và các ngày lễ lớn đến gần. Việt Nam sẽ tiếp tục là nhà cung cấp tiềm năng cho các thị trường trên. Tuy nhiên, cạnh tranh vẫn sẽ gia tăng với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc cho sản phẩm chế biến và với Ecuador cho sản phẩm thường.

Về cơ hội của thủy sản Việt Nam, bà Vương Thị Oanh cho rằng, trong nhiều năm qua, sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh bằng năng lực chế biến. Điều này đã giúp chúng ta tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, giá thành tốt, khắc phục hạn chế về chi phí sản xuất và vận chuyển. Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế với sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh… và duy trì tốt thị phần tại những thị trường cạnh tranh cao như Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu từ nhiều thị trường chủ lực có khả năng phục hồi tốt dịp cuối năm. Sản lượng sản xuất trong nước vẫn đang được duy trì ở mức tốt.

赞(4)
未经允许不得转载:>88Point » 【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó khăn