当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi keo nha cái】Nguyễn Mạnh Quốc và hành trình không gục ngã 正文

【soi keo nha cái】Nguyễn Mạnh Quốc và hành trình không gục ngã

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-10 15:51:29

Cuộc sống khó khăn,ễnMạnhQuốcvàhànhtrìnhkhônggụcngãsoi keo nha cái nhưng Quốc luôn ý thức và nỗ lực cố gắng trong việc học với hy vọng thay đổi cuộc đời

“Ngày đó, nếu không được nhận nuôi, không có những vòng tay dang rộng của những tấm lòng hảo tâm, có lẽ em không biết cuộc đời mình sẽ về đâu”, Quốc nhớ về một ngày cách đây gần 5 năm.

Tuổi thơ gian truân

Quốc và chị gái lọt lòng được vài năm, người cha bỏ đi biền biệt. Không lâu sau, người mẹ vì buồn đổ bệnh, khi nằm mê sảng, khi tỉnh thì đập phá đồ đạc, bỏ đi lang thang… Có bận bà bỏ đi lên tận A Lưới, may nhờ người dân phát hiện và liên lạc với chính quyền sau đó đưa trở về nhà. Bao nhiêu tiền bạc trong nhà có được đổ dồn để chạy chữa cho nhưng vẫn không thuyên giảm. Ngày bác sĩ chẩn đoán mẹ mắc phải căn bệnh tâm thần, mọi thứ như sụp đổ trước mắt hai chị em.

Khi đó, Quốc học lớp 8, chị gái hơn một lớp, quyết định sẽ bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền lo cho mẹ và ông bà ngoại tuổi đã ngoài 80, đang sống chung trong nhà. Hay tin một người thầy đã giới thiệu và đưa Quốc lên Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) để cưu mang và cho ăn học. Chị gái Quốc vào thời điểm đó cũng được một trung tâm bảo trợ khác nhận nuôi.

Hai chị em vừa mừng vừa lo, đấu tranh tư tưởng rằng đi hay ở. Nếu đi ai sẽ chăm mẹ bệnh, ông bà ngoại già yếu. Nếu không đi, việc học đứt quãng, cái nghèo sẽ bám víu và chắc chắn không có lối thoát nào cho cuộc đời. “Sau rất nhiều suy nghĩ cùng với những lời động viên từ bà con lối xóm, hai chị em quyết định đi. Ngày đó, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, bằng mọi giá phải đậu đại học để không phụ lòng mong mỏi của mọi người”, Quốc nhớ lại.

Khi vào Nhà bảo trợ xã hội Phú Thượng cũng là lúc các hồ sơ chuyển lớp, chuyển trường của Quốc hoàn thành. Tốt nghiệp Trường THCS Phú Thượng, Quốc theo học tiếp 3 năm Trường THPT Phan Đăng Lưu.

Sống chung trong ngôi nhà cùng với rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ, Quốc ý thức rõ việc phải cố gắng học thật giỏi, luôn bao bọc, san sẻ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Ngoài việc học ở trường, Quốc như là người anh cả của những đứa trẻ trong nhà bảo trợ, luôn bảo ban, hỗ trợ cho các em…

Không ai được chọn nơi mình sinh ra, nên Quốc chưa một lần than thân trách phận. Ngược lại, Quốc tâm sự, có mặt trên cuộc đời này là may mắn, dù những chuyện đã trải qua là vô cùng chông gai. Không còn cách nào khác, phải học cách chấp nhận số phận, tìm cách vượt qua mọi thứ phía trước.

Nuôi giấc mơ học để thoát nghèo

Những năm ở nhà bảo trợ, Quốc chưa một giây phút thôi nghĩ về người mẹ bệnh tật cùng ông bà ngoại già yếu sống bám víu nhau ở cách mình 30km. Quốc kể, phải những dịp quan trọng như lễ, tết hay chuyện gấp mới trở về thăm nhà. “Em biết mẹ và ông bà rất nhớ. Nhưng trong thâm tâm họ luôn động viên em bằng mọi giá phải học thật tốt, theo đuổi ước mơ thoát nghèo”, Quốc tâm sự.

Với Quốc, được trở về bên gia đình là giây phút hạnh phúc

Thật khó để diễn tả hết sự gian nan mà Quốc và gia đình mình trải qua. Nhưng đó như là một thử thách trong cuộc đời của Quốc: Hoặc vượt qua, hoặc là dừng lại phó mặc cho số phận. Và Quốc đã làm được, khi chạm một tay vào ước mơ cuộc đời, xuất sắc trở thành tân sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trường đại học Y Dược, Đại học Huế.

Cô Tôn Nữ Quỳnh Dương, Phó Giám đốc Nhà Bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng - người đón nhận Quốc ngay từ khi đặt chân vào nhà bảo trợ xúc động khi hay tin con trúng tuyển. Với cô Dương, đó không chỉ là niềm tự hào mà là sự cố gắng được đánh đổi bằng đau khổ, nước mắt và ý chí sắt đá mà không phải ai cũng làm được. “Những gì Quốc trải qua là một hành trình dài vô cùng gian nan đã được đền đáp một cách xứng đáng”, cô Dương chia sẻ.

Một ngày giữa tháng 11/2020, men theo con sông Truồi, chúng tôi cùng Quốc trở về thăm ngôi nhà nhỏ của mình. Gọi là ngôi nhà, nhưng bên trong không có vật dụng gì giá trị ngoài bao gạo vừa được chính quyền hỗ trợ sau bão lụt.

“Đời tui cực mấy cũng chịu được. Chỉ mong răng thằng Quốc và chị nó ăn học tới nơi, tới chốn, có được việc làm, tự lo được cho bản thân và chạy chữa bệnh cho mẹ nó. Có rứa, vợ chồng tui sau này có nằm xuống cũng yên lòng”, bà Nguyễn Thị Quyên, bà ngoại Quốc rưng rưng.

Trong suốt thời gian hai đứa cháu xa nhà, bà Quyên nhờ còn tí sức khoẻ nên đã cáng đáng chăm lo cho chồng và con gái bệnh. Khi hái bó rau ngoài vườn, khi bà con lối xóm cho cân nấm, vài con cá… cứ thế nuôi nhau qua ngày.

“Em tin mình sẽ vượt qua”

Với Quốc, những giây phút được trở về bên gia đình, giặt chiếc khăn lau mặt cho mẹ, rót ly nước cho ông, nắm chặt đôi bàn tay của bà có lẽ là những giây phút hạnh phúc và quý giá nhất. Để rồi, khi rời đi lòng Quốc bao giờ cũng rối bời, bước chân nặng trĩu.

Nhưng nếu không mạnh mẽ để bước mọi thứ sẽ càng bế tắc hơn. “Những lúc cùng cực và mất niềm tin em thường nghĩ về những người đồng cảnh ngộ, thậm chí những người khổ hơn mình rất nhiều mà cố gắng. Dù sao mình cũng còn gia đình, còn những người bạn sống chung ở nhà bảo trợ. Tất cả là nguồn động viên, thôi thúc em đi qua những tháng ngày như thế”, Quốc mạnh mẽ. 

Quay trở lại phố, những ngày này Quốc bắt đầu dọn dẹp để về một nơi ở mới, nhường suất ở nhà bảo trợ lại cho hoàn cảnh khác. Cuộc sống của cuộc đời sinh viên khác với khi còn ở nhà xã hội, tất cả tự lập, không còn được các mẹ, các cô lo miếng ăn, giấc ngủ chu đáo như trước.

Thông qua sự giới thiệu của những tấm lòng hảo tâm, Quốc được hỗ trợ chỗ ở miễn phí cùng với hai sinh viên đồng cảnh ngộ khác. Khi được hỏi về chi phí trang trải cho việc học và sinh hoạt, Quốc bảo rằng, khi hay tin trúng tuyển đại học đã viết thư và nhờ người giới thiệu để xin học bổng.

Với thành tích 3 năm học sinh giỏi ở bậc THPT cùng hoàn cảnh đặc biệt, đã có một số tổ chức trao tặng học bổng cho Quốc. “Nhờ số tiền học bổng đó em có thể lo học phí đầu năm học cũng như các sinh hoạt trong thời gian đầu”, Quốc chia sẻ. Khi việc học tạm dần ổn, Quốc nói sẽ tranh thủ kiếm việc làm thêm để tự lo cho bản thân. “Em tin mình sẽ vượt qua. Sẽ học thật tốt, ra trường kiếm được một việc làm ổn định để giúp đỡ cho gia đình. Và xa hơn, nếu có điều kiện em cũng mong rằng sẽ giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn”, Quốc hy vọng.

Chặng đường phía trước vẫn còn chông gai, nhưng tin rằng với những gì đã trải qua, chàng trai nghị lực Nguyễn Mạnh Quốc sẽ vững vàng bước tiếp như cái tên gia đình đặt cho cậu với ước mong em luôn mạnh mẽ, kiên cường.

Trao tặng máy tính xách tay “tiếp sức” cho Quốc

Trước hoàn cảnh khó khăn của Quốc, nhiều tấm lòng hảo tâm đã thông qua Báo Thừa Thiên Huế gửi tặng hơn 10 triệu đồng để mua tặng cho em một máy tính xách tay phục vụ cho việc học tập. Đại diện Ban Biên tập Báo Thừa Thiên Huế đã trao tận tay em món quà này. Nhận được máy tính xách tay, Quốc gửi lời cảm ơn chân thành đến quý tấm lòng hảo tâm và xúc động nói: “Đó không chỉ là giá trị vật chất mà còn là lời động viên, tiếp sức cho em trên hành trình dài phía trước. Em sẽ sử dụng nó để phục vụ thật tốt cho việc học tập để không phụ lòng của mọi người”.

Bài, ảnh:PHAN THÀNH

标签:

责任编辑:Cúp C2