【kết quả hạng nhất hàn quốc】Thống nhất mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch điện tử

Cúp C2 2025-01-10 18:38:57 11

Ý kiến chỉ đạo trên được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết 152 ngày 3/12 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021.

Thúc đẩy các giao dịch điện tử tin cậy,ốngnhấtmởrộngphạmviđiềuchỉnhcácgiaodịchđiệntửkết quả hạng nhất hàn quốc an toàn

Cũng tại Nghị quyết mới ban hành, bên cạnh những yêu cầu chung đối với công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ cũng quyết nghị các nội dung cụ thể về đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

{ keywords}
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành đang gây cản trở, vướng mắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội (Ảnh minh họa: ebh.vn)

Trong đó, về đề nghị xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Nghị quyết 152 nêu rõ: Chính phủ cơ bản thống nhất về sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật Giao dịch điện tử nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật để có các chính sách mới phù hợp.

Đồng thời, không để khoảng trống pháp lý vì các công nghệ mới phát triển rất nhanh đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; thúc đẩy các giao dịch điện tử tin cậy, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế để thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thống nhất mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch điện tử

Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện nội dung các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật theo hướng: Thống nhất mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch điện tử trong giao dịch thương mại, dân sự, kinh tế, tạo khung pháp lý ổn định cho các hoạt động giao dịch điện tử được áp dụng rộng rãi, nhưng cũng cần đánh giá kỹ tác động về phạm vi các loại giao dịch điện tử để bảo đảm tính khả thi, kiểm soát được.

Hoàn thiện các chính sách bảo đảm các giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý, thúc đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong các giao dịch của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân, đặc biệt cần tháo gỡ các vướng mắc về các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu về thông tin cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường mạng; có lộ trình và giải pháp khả thi để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

Các chính sách về quản lý dữ liệu số, nền tảng số, dịch vụ số trực tuyến cần được phân tích kỹ tác động, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật này, tập trung vào các chính sách quản lý giao dịch điện tử trên nền tảng số, dịch vụ số và giao dịch trực tuyến, hạn chế các tác động tiêu cực của các dịch vụ này đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Các chính sách cụ thể cần được dự báo phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, thống nhất với pháp luật hiện hành và tránh chồng lấn về trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Rà soát các chính sách về nền tảng lớn, nền tảng đặc thù, nền tảng của nước ngoài sử dụng tại Việt Nam và có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, quy định chặt chẽ, thống nhất với pháp luật có liên quan.

Cùng với đó, cần rà soát các chính sách cụ thể trong Đề cương dự thảo Luật, làm rõ mối quan hệ của luật này với các luật có liên quan, hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động, bảo đảm tính khả thi của các chính sách mới, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Chính phủ giao Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. 

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2005, gồm 8 Chương, 54 Điều, mang tính Luật khung, nguyên tắc, ít quy định cụ thể. Theo Bộ TT&TT, qua gần 15 năm triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định, sửa đổi và văn bản hướng dẫn trong các hoạt động tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử, ngân hàng và chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Luật và các văn bản dưới Luật được nhận định đã đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cải cách hành chính.

Dù vậy, sau 15 năm triển khai thi hành, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã bộc lộ những bất cập, điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển. Vì thế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020, từ năm ngoái, Bộ TT&TT đã tiến hành đánh giá, tổng kết thi hành Luật Giao dịch điện tử để có căn cứ đề xuất điều chỉnh, sửa đổi.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/11b792159.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông

Thủng dạ dày vì uống thuốc xương khớp mua qua quảng cáo

Q&A: Hành, tỏi mọc mầm, ăn có độc không?

VEPR: Kinh tế tăng trưởng 7,05% nhưng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng

Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024

Trầy trật mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD

Sở Công Thương quản lý 9 hội có hoạt động gần giống nhau

Các thực phẩm ngon nhưng người mắc bệnh thận tuyệt đối tránh

友情链接