当前位置:首页 > La liga

【bxh giải trung quốc】SSI Research: Lực đẩy dòng tiền đầu tư vào quỹ cổ phiếu đến từ nhà đầu tư cá nhân

SSI Research: Lực đẩy dòng tiền đầu tư vào quỹ cổ phiếu đến từ nhà đầu tư cá nhân

Linh An

Dòng tiền tiếp tục tìm đến thị trường Mỹ trong tháng 6 (+29,ựcđẩydòngtiềnđầutưvàoquỹcổphiếuđếntừnhàđầutưcánhâbxh giải trung quốc5 tỷ USD) nhờ lực đẩy từ các nhà đầu tư cá nhân, và tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu của hộ gia đình tại Mỹ đã lên vùng cao nhất lịch sử.

Chuyên gia của SSI Research mới đây đưa ra bản phân tích về dòng tiền đầu tư trên toàn cầu. 

Dòng tiền đầu tư vào quỹ cổ phiếu: lực đẩy từ nhà đầu tư cá nhân

Theo đó, chuyên gia của SSI Research nhận định, quỹ cổ phiếu toàn cầu bứt phá trong tháng 6. Cụ thể, dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu tiếp tục vào ròng 49,7 tỷ USD trong tháng 6, tăng 12% so với tháng trước đó và nhiều chỉ số chứng khoán trên các thị trường ghi nhận mức tăng tốt trong tháng 6, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Tâm lý đầu tư chuyển biến tích cực nhờ hiệu ứng về chính sách tiền tệ, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư cá nhân đã thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào các Quỹ cổ phiếu. Tính chung 6 tháng đầu năm, các quỹ cổ phiếu vào ròng 225,5 tỷ USD.

Quỹ trái phiếu và Quỹ thị trường tiền tệ tiếp tục vào ròng tháng thứ 18 nhưng cường độ hạ nhiệt. Việc duy trì môi trường lãi suất cao giúp sức hút vẫn duy trì ở nhóm quỹ này, nhưng thông điệp dễ chịu hơn từ Fed và một số Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu cắt giảm lãi suất khiến cho dòng tiền chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và trái phiếu lợi suất cao.

Tính chung 6 tháng đầu năm, các quỹ trái phiếu và quỹ thị trường tiền tệ lần lượt vào ròng 291,5 và 227 tỷ USD.

Làn sóng FOMO, đặc biệt ở nhóm công nghệ xuất hiện xuyên suốt tháng 6 và khảo sát từ BofA cũng cho thấy tâm lý đầu tư đã bật lên trạng thái cao nhất kể từ tháng 11/2021 và tỷ lệ tiền mặt duy trì ở mức 4% - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021. Khảo sát cũng cho biết dòng tiền bắt đầu có xu hướng phân bổ từ quỹ thị trường tiền tệ sang các tài sản rủi ro khác, trong đó thị trường chứng khoán Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (32%).

Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) vào ròng 29,5 tỷ USD. Dòng tiền tiếp tục tìm đến thị trường Mỹ trong tháng 6 (+29,5 tỷ USD) nhờ lực đẩy từ các nhà đầu tư cá nhân, và tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu của hộ gia đình tại Mỹ đã lên vùng cao nhất lịch sử.

Ngược lại, bất ổn chính trị ở Pháp và thị trường đang ở mức định giá cao tại Nhật khiến dòng vốn chững lại ở khu vực Châu Âu và Nhật Bản. Tính trong 6 tháng đầu năm, các quỹ cổ phiếu thị trường phát triển ghi nhận vào ròng 164,5 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường Mỹ (132,2 tỷ USD).

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường đang phát triển (EM) hưởng lợi từ tâm lý đầu tư tích cực toàn cầu và vào ròng 12,4 tỷ USD trong tháng 6. Dòng vốn quay trở lại thị trường Trung Quốc (+9,2 tỷ USD) nhờ dòng tiền vào các quỹ ETF đa quốc gia.

Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ vẫn thu hút dòng tiền trong tháng 5 (+3,9 tỷ USD), đặc biệt từ các quỹ chủ động.

Các thị trường khác đều không quá nổi trội trừ Đài Loan (+3,8 tỷ USD nhờ dòng tiền vào các Quỹ ETF nội và sức hút từ cổ phiếu công nghệ. Đáng chú ý, khu vực Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận rút ròng tháng thứ 6 liên tiếp với giá trị 186 triệu USD.

Với tâm lý đầu tư khả quan và động lực từ nhà đầu tư cá nhân, dòng tiền tới các quỹ cổ phiếu trong ngắn hạn sẽ tiếp tục tích cực theo quán tính. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý II sẽ được công bố, nếu tích cực như kỳ vọng cũng là một điểm tựa cho dòng vốn vào Quỹ cổ phiếu. Một điểm đáng lưu ý khác là khảo sát của BofA cho thấy tỷ trọng tiền mặt trong tháng 6 ở mức 4,0% và đang ở ngưỡng “rủi ro đảo chiều” dưới 4%.

Điểm tích cực tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, các quỹ ETF tiếp tục đẩy mạnh rút vốn trong tháng 6, ghi nhận ở mức -3,3 nghìn tỷ đồng chiếm 2,5% tổng tài sản, với tâm điểm đến từ việc giải thể quỹ iShares Frontier. Cụ thể, ước tính trong tháng 6, quỹ đã bán ra 100,4 triệu USD cổ phiếu Việt Nam, theo đó tổng giá trị cổ phiếu Việt Nam trong danh mục quỹ đã giảm từ 117,7 triệu USD vào 31/5 xuống 17,3 triệu USD vào 28/6.

Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã rút ròng tổng cộng 15,7 nghìn tỷ, tương đương - 21% tổng tài sản vào cuối năm 2023, đưa tổng tài sản các quỹ ETF về 66 nghìn tỷ đồng.Phần lớn các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn trong tháng 6, tập trung nhiều nhất ở ba quỹ lớn là DCVFM VNDiamond (-1,07 nghìn tỷ), Fubon (-1,14 nghìn tỷ), vàiShares Frontier (-2,36 nghìn tỷ), bên cạnh một số quỹ bị rút vốn với giá trị nhỏ hơn như Xtrackers FTSE (-183 tỷ), VanEck (-132 tỷ), SSIAM VNFin Lead (-117 tỷ).

Điểm tích cực là quỹ DCVFM VN30 ghi nhận đảo chiều vào ròng từ nửa cuối tháng 6, bên cạnh quỹ KIM Growth VN30 tiếp tục đón nhận dòng vốn vào tích cực. Nhìn chung, với số lượng tài sản còn lại không còn quá lớn, cường độ rút ròng trong thời gian tới của các Quỹ ETF sẽ hạn chế hơn nhiều so với giai đoạn quý II/2024.

Ngoài ra, theo các chuyên gia của SSI Research, các quỹ chủ động có diễn biến kém tích cực trong tháng 6 và dòng vốn rút ra ở các Quỹ chỉ đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, các Quỹ chỉ đầu tư vào Việt Nam rút ròng khoảng 850 tỷ đồng và tương đối đồng đều, trong khi đó chỉ có một lượng ít các quỹ vào ròng trong tháng 6.

Đối với các Quỹ đầu tư đa quốc gia, dòng vốn tiếp tục rút ròng mạnh trong tháng 6.Tính tổng chung, dòng tiền rút khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 6 và đưa tổng mức rút ròng trong 5 tháng đầu năm lên tới hơn 6,3 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,7% tổng tài sản Quỹ.

Nhìn chung, với số lượng doanh nghiệp có thể đầu tư khá hạn chế, đặc biệt không có nhiều lựa chọn trong các ngành đang được quan tâm như ngành Công nghệ và các rủi ro về lãi suất và tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn vào Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.

分享到: