当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả trận middlesbrough】Quảng Ninh chọn tăng trưởng xanh để phát triển bền vững 正文

【kết quả trận middlesbrough】Quảng Ninh chọn tăng trưởng xanh để phát triển bền vững

2025-01-10 00:44:47 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:329次

Tăng trưởng nhanh,ảngNinhchọntăngtrưởngxanhđểpháttriểnbềnvữkết quả trận middlesbrough nhưng không “nóng”

Giai đoạn 2016 - 2020 được đánh giá là khoảng thời gian mà nền kinh tếcủa Quảng Ninh có sự tăng trưởng mạnh mẽ, GRDP luôn duy trì ở mức cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước, bình quân tăng 10,7%/năm.

Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đạt 211.476 tỷ đồng, tăng gấp 1,86 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững so với năm 2015. Tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng từ 43,1% lên 44,6%; công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định ở mức 49%; nông, lâm, thủy sản giảm từ 7,7% xuống 5,9%. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm ước đạt trên 212.492 tỷ đồng, tăng 29,56% so với giai đoạn 2011 - 2015.

Sự phát triển nào cũng có 2 mặt của nó. Những tác động xấu về môi trường là điều không thể tránh khỏi, nhất là với một địa phương có sự tăng trưởng nhanh, nhưng ở Quảng Ninh thì khác. Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã nhiều lần khẳng định: “Quảng Ninh không đánh đổi môi trường để lấy sự tăng trưởng”.

Để giảm thiểu tối đa những tác động đó, bên cạnh những quyết sách lớn trong thu hút đầu tư, tăng trưởng quy mô nền kinh tế, Quảng Ninh đã mạnh tay trong các giải pháp về bảo vệ môi trường.

Quảng Ninh thường xuyên tiến hành quan trắc môi trường để phát hiện kịp thời các điểm nóng

Ông Nguyễn Như Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã cho thấy nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, với Đề án Đảm bảo môi trường cấp bách ngành than giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Quảng Ninh đã có những nghiên cứu đánh giá tổng thể môi trường ngành than, từ đó đã đưa ra giải pháp khắc phục ô nhiễm tập trung vào các vấn đề môi trường liên quan đến ứng phó sự cố sạt lở bằng hệ thống đê đập, tiến hành nạo vét sông suối, xây dựng các đập hồ lắng đất đá đầu nguồn suối thoát nước; cải tạo phục hồi cảnh quan môi trường; giảm thiểu bụi, tiếng ồn trong quá trình sàng tuyển; giám sát tự động các thông số môi trường; di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, nguy hiểm.

Đến tháng 9/2020, các đơn vị trong ngành than đã chi 4.800 tỷ đồng cho việc trồng cây cải tạo phục hồi môi trường 576 ha, đưa tổng số diện tích bãi thải, khai trường đã cải tạo phục hồi môi trường lên 1.825 ha; đầu tư xây dựng 4/11 công trình đê, đập chắn ngăn ngừa trôi lấp đất đá; 25/34 công trình nạo vét hệ thống thoát; 5/6 công trình giảm thiểu bụi, ồn trong quá trình vận chuyển, sàng tuyển; hoàn thành 57 trạm quan trắc môi trường tự động...

Quảng Ninh đã chấm dứt hoạt động Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng từ ngày 1/1/2019; xây dựng và đưa Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai tại Hà Khánh - Hạ Long vào hoạt động ổn định sản xuất từ tháng 4/2019 để đảm bảo môi trường, việc làm cho người lao động.

Tỉnh cũng hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đảm bảo thực hiện di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đưa vào các cụm công nghiệp tại các địa phương. Hiện nay đã có hàng trăm cơ sở sản xuất di chuyển vào các cụm công nghiệp Hà Khánh, Kim Sen, Nam Sơn, Cẩm Thịnh...

Ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Quảng Ninh cho biết: “Kết quả quan trắc chất lượng môi trường trong 5 năm qua cho thấy, các thông số môi trường cơ bản vẫn nằm trong giới hạn cho phép”.

Về cơ bản, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các chỉ tiêu môi trường đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) như: tỷ lệ che phủ rừng đạt 53-54%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt trên 92%, tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%/năm; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch trên 98% và dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 98%.

Vì một Quảng Ninh xanh

Hiện tại, du lịch, dịch vụ đã trở thành mũi nhọn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ông Nguyễn Như Hạnh cho biết, trong 5 năm  qua, Quảng Ninh đã thúc đẩy, triển khai thí điểm 5 mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, thân thiện môi trường (tăng 5 lần so với giai đoạn 2011-2015 chỉ có 1 mô hình). Các mô hình này gồm: mô hình giảm tải ô nhiễm vịnh Hạ Long; mô hình khuyến khích doanh nghiệpsử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng ESCO; mô hình du lịch sinh thái, thúc đẩy du lịch xanh vịnh Hạ Long; mô hình các công trình nổi với phao xốp thân thiện với môi trường vịnh Hạ Long; mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Quan Lạn.

Quảng Ninh cũng thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 19/10/2016 của Bộ Công thương về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngành công thương trên địa bàn tỉnh. Theo đó, địa phương đã kiên quyết từ chối đầu tư các dự áncó công nghệ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường…

Trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã thúc đẩy, triển khai thí điểm 5 mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, thân thiện môi trường, tăng 5 lần so với giai đoạn 2011-2015.
作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------