当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【sỉ số bóng đá hôm nay】Hà Nội cần phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư?

ha noi can phai lam gi de cai thien moi truong dau tu

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, song còn rất nhiều việc phải làm. Ảnh: Thanh Lâm

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong thời gian qua, số lượng các dự án đầu tư vào Hà Nội tăng nhanh, cùng với đó là việc thành lập nhiều DN mới. Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho rằng, Thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều điều phải thực hiện để phát triển môi trường đầu tư.

Bên cạnh đó, theo ông Lộc, để tạo lập môi trường đầu tư năng động, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn hơn nữa, chính quyền TP.Hà Nội cần có sự quyết liệt hơn trong công tác chấn chỉnh lề lối làm việc, cải cách hành chính.

“Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các Hiệp hội hơn nữa, đồng thời tăng cường sự liên kết của các Hiệp hội để qua đó gắn kết DN ở từng lĩnh vực, từng nhóm vấn đề. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VCCI sẽ điều phối trong hoạt động xúc tiến đầu tư với các đối tác chiến lược của Việt Nam. VCCI sẵn sàng hợp tác, đồng hành với UBND TP. Hà Nội và các Hiệp hội để thực hiện các chương trình xúc tiến riêng cho Hà Nội”, ông Lộc nói.

Theo Chủ tịch VCCI, tiềm năng du lịch của Hà Nội rất quan trọng, Thủ đô Hà Nội có thể trở thành "bếp ăn của thế giới". Theo đó, Hà Nội nên tập trung vào tiềm năng phát triển du lịch, ẩm thực, đồng thời liên kết với các tỉnh miền Bắc và các tỉnh trên toàn quốc.

Ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong thời gian qua, Hà Nội đã liên tục đổi mới, cải cách hành chính, môi trường kinh doanh đầu tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, mặc dù đạt được nhiều thành tích, tuy nhiên các hoạt động liên kết với các địa phương còn chưa thực sự hiệu quả, còn bị chia cắt bởi địa giới hành chính, DN chưa tham gia sâu vào chuỗi liên kết. Để phát triển nhanh bền vững, Hà Nội cần được đặt trong sự phát triển tổng thế của vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, Hà Nội cần tiếp tục đi đầu trong đổi mới khoa học công nghệ, tranh thủ cơ hội từ cách mạng 4.0 để phát triển đô thị. Bên cạnh đó, Hà Nội cần tăng cường liên kết mạng lưới đô thị, là trung tâm đồng thời phát triển đô thị vệ tinh thông minh và hài hòa về việc làm giao thông, qua đó giải quyết lâu dài bền vững các vấn đề của đô thị hóa; khai thác vực sông, xử lý ô nhiễm môi trường cũng cần được chú trọng. Các vấn đề di cư, dịch chuyển từ nông thôn, đô thị, cần phối hợp các khu vực lân cận xây dựng khu vực sản xuất lớn nầm ngoài vành đai phát triển đô thị.

“Ngoài ra, Hà Nội cần xây dựng cơ chế liên kết tạo hành lang, trong đó DN là trung tâm, dưới sự tạo điều kiện, định hướng, đưa ra tầm nhìn của chính quyền địa phương, cần nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy liên kết vùng. Đây là mắt xích quan trọng nhất cần được nhấn mạnh ngay từ khâu thiết kế, quy hoạch lập giải pháp triển khai thực hiện”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2016 tăng 10 bậc lên 14/63 và năm 2017 tăng 1 bậc, xếp 13/64 tỉnh thành; về cải cách hành chính trong năm 2016 tăng 6 bậc và 2 bậc năm 2017 lên vị trí thứ 2 trong cả nước. Số lượng DN tăng nhanh góp phần to lớn vào các thành tựu của Thủ đô. Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh với 7,15% năm 2016, 7,3% năm 2017 và ước tăng 7,07% trong 6 tháng đầu năm 2018.

分享到: