您现在的位置是:Thể thao >>正文

【napoli vs juventus】CEO Alibaba bày cách để các trang thương mại điện tử không 'chết'

Thể thao9人已围观

简介Lời tòa soạn:Từ cuối năm ngoái, liên tục các website thương mại điện tử đ ...

Lời tòa soạn:Từ cuối năm ngoái,àycáchđểcáctrangthươngmạiđiệntửkhôngchếnapoli vs juventus liên tục các website thương mại điện tử đóng cửa bắt đầu từ beyeu, EasyTaxi cho tới FoodPanda, còn Zalora cũng đang tìm đối tác để bán mảng kinh doanh của mình tại Việt Nam. Mới đây nhất, tên tuổi thương hiệu Lazada được dấy lên với lời đồn đoán bán cho một đơn vị khác trong ngành thương mại điện tử.

Những thông tin này đã vẽ lên bức tranh u ám của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam khiến không ít nhà đầu tư bày tỏ sự hoang mang.

Tuy vậy, trong cuộc trao đổi dưới đây với PV báo Chất lượng Việt Nam, ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Quốc gia Việt Nam Tập đoàn Alibaba (đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới) đã khẳng định: Thị trường TMĐT ở Việt Nam vẫn rất tiềm năng nếu như nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi và có kế hoạch dài hơi từ 5 – 10 năm.

TMĐT có thể “sống tốt” tại Việt Nam, nếu…

- Thưa ông, sau sự sụp đổ của trang TMĐT beyeu, Foodpanda, có nguồn tin đồn đoán rằng: Lazada cũng sắp rút khỏi thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư đang băn khoăn về tiềm năng của TMĐT khi “ném tiền” vào thị trường này tại Việt Nam. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

 Ông Trần Xuân Thủy:Trong TMĐT phân ra rất nhiều mảng khác nhau, từ B2B (Business to Business - doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (Business to Consumer – doanh nghiệp với khách hàng) cho tới C2C (Consumer to Consumer – khách hàng với khách hàng), FoodPanda và Lazada chỉ là các trang TMĐT theo dạng B2C, họ tập trung vào thị trường nội địa, tính cạnh tranh trong B2C và C2C rất mãnh liệt. Việc tạo ra trang  B2C và C2C rất dễ dàng, nó khác với xuất khẩu trực tuyến hay các trang TMĐT của Alibaba.

Tuy nhiên, phải nói rằng, khi đã hoạt động online, việc họ đặt văn phòng ở đâu không quan trọng, nó không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

Lazada - một trong những sàn TMĐT lớn nhất sắp rút khỏi Việt Nam?

Tôi muốn nhấn mạnh ở đây: Lazada, họ từ bỏ hẳn hoặc họ rút chỉ vì họ không muốn có mặt (không đặt văn phòng tại Việt Nam) chứ hoạt động của họ vẫn duy trì trên online. Cũng có trường hợp, công ty do không cạnh tranh được, họ đóng website đó.

-Như vậy, ý của ông là: Dù Lazada có rút khỏi Việt Nam, động thái này cũng sẽ không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, các khách hàng đang kinh doanh trên sàn TMĐT này?

Ông Trần Xuân Thủy:Nó phụ thuộc vào việc họ quy định đóng hẳn website đó hay không, nếu đóng hẳn thì tất nhiên, các giao dịch trên website đó sẽ phải bỏ.

Việc nhiều trang TMĐT buộc phải đóng cửa như thời gian qua, có chứng tỏ một điều rằng: TMĐT rất “khó sống” tại Việt Nam không, thưa ông?

Ông Trần Xuân Thủy:Các hoạt động B2C và C2C phụ thuộc rất nhiều vào người tiêu dùng nội địa. TMĐT hiện nay ở Việt Nam vẫn còn sơ khai, tiềm năng thì rất lớn nhưng giao dịch nội địa phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi, quy mô của dân số. Việt Nam có quy mô dân số tốt - 91,3 triệu dân nhưng TMĐT muốn phát triển lại phụ thuộc vào khả năng chi trả của người dân, nền tảng công nghệ và hệ sinh thái có hỗ trợ giúp giao dịch online vận hành hiệu quả và an toàn hay không.

Có thể nói, Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của TMĐT nói riêng và tất cả các hoạt động còn đang rất sơ khai. Rất nhiều các trang TMĐT B2C, C2C mở ra nhưng gặp rất nhiều khó khăn do khả năng chi trả của người dân còn thấp, thu nhập đầu người của Việt Nam thua xa các nước khác.

Tiềm năng là có nhưng đợi đến khi tiềm năng trở thành thực tế thì cần thời gian đầu tư và bên cạnh đó, cần có nền tảng công nghệ và nền tảng hỗ trợ cho TMĐT – hiện chưa hoàn thiện tại thị trường Việt Nam.

Khi  đầu tư vào TMĐT, các công ty cần phải có một định hướng dài hơi. Không thể hôm nay, ngày mai là kiếm tiền được ngay. Nói bán hàng online thì ai cũng làm được nhưng để thành công là cả một vấn đề. Alibaba là trang quốc tế lớn nhưng khi sang Việt Nam, cũng xác định đây là lĩnh vực hoạt động dài hạn và phải hoạt động 5 – 10 năm mới có hiệu quả, chứ không trông chờ năm nay hay ngay năm  sau.

Giai đoạn này, chúng tôi chỉ tập trung đầu tư xây dựng nhận thức và đào tạo giúp người dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có kỹ năng vận dụng tốt hơn trong hoạt động TMĐT.

TMĐT ở Việt Nam kém phát triển: Vì dân chưa tin tưởng

- Có người nói rằng: Phải hiểu được thị trường Việt Nam mới mong thành công được tại Việt Nam. Theo ông, các nhà đầu tư vào TMĐT phải “hiểu” điều gì để có thể “sống khỏe” tại đây?

Ông Trần Xuân Thủy:Sau thời gian làm việc tại Việt Nam, chúng tôi đánh giá: Thị trường Việt Nam là thị trường rất tiềm năng, người Việt Nam cũng rất nhanh nhạy. Các số liệu công bố cho thấy: Tốc độ tăng trưởng về sử dụng iternet và công cụ thông minh ở Việt nam trong đời sống sinh hoạt và trong kinh doanh rất cao, vượt cả Indonesia - một nước lớn ở Đông Nam Á.

Cái khó ở đây là năng lực chi trả của người Việt Nam còn hạn chế, vì thu nhập đầu người của Việt Nam còn tương đối thấp. Để một hệ TMĐT phát triển, không thể mỗi doanh nghiệp tự làm được mà phụ thuộc vào hệ sinh thái tổng thể như vấn đề chính sách, môi trường…

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định mới, chính sách mới thúc đẩy TMĐT phát triển ở Việt Nam. Đó cũng là tin vui cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Xuân Thủy (Tập đoàn Alibaba): Thị trường TMĐT ở Việt Nam rất tiềm năng.

- Có ý kiến nhận định: Thói quen của người dùng như “ăn chắc mặc bền”, muốn đến tận nơi để “tay sờ, mắt thấy” là nguyên nhân khiến bán hàng online khó trụ được ở Việt Nam. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Ông Trần Xuân Thủy:Đặc tính đó của người dân Việt Nam không khác biệt so với các nước khác. Chỉ có điều, chúng ta mới bắt đầu tiếp cận thẻ tín dụng, sử dụng smart phone,… để mua hàng online, trong khi, các nước khác có từ rất lâu.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng, tốc độ thay đổi về nhận thức của người Việt Nam rất nhanh. Nhưng nhận thức là một chuyện, nó cần một hệ sinh thái để hỗ trợ online giao thương một cách hiệu quả nhất, ví dụ nền tảng về thanh toán chẳng hạn. TMĐT không có nghĩa là cái gì cũng online được, chúng ta phải làm sao để khi họ nhận hàng, món hàng đó đúng như những gì họ muốn mua. Đó chính là vấn đề họ lo ngại.

Không phải người dân Việt chưa có thói quen mua hàng online mà sự thật là: Họ chưa tin tưởng, họ lo sản phẩm trưng bày chỉ là hình ảnh quảng cáo đến khi nhận được lại không như thế trong khi họ đã thanh toán tiền. Vì vậy, các DN cần xây dựng được nền tảng hệ sinh thái để hỗ trợ các hoạt động giao thương một cách tốt nhất.

Tôi nghĩ trong thời gian tới sẽ có tăng trưởng đột biến, mạnh mẽ. Theo ước tính giao dịch internet tăng trưởng 4 tỷ USD năm 2015, doanh số này tuy không lớn so với nước khác nhưng tôi nghĩ đó là con số ấn tượng.

- Theo ông, trong thời gian tới, các nhà đầu tư nước ngoài có tiếp tục “đầu quân” vào TMĐT ở Việt Nam?

Ông Trần Xuân Thủy: Đó là xu thế nói chung, trong tương lai, việc mở ra, phát triển các trang TMĐT không phải là vấn đề quá lớn, quan trọng là: Nhà đầu tư muốn phát triển và vận hành một cách bài bản cần có nguồn vốn lớn để phát triển và cần có cái nhìn dài hạn thì sẽ thành công.

Thêm vào đó, trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập bình quân đầu người tốt hơn, hệ thống hỗ trợ việc thanh toán TMĐT tốt hơn thì việc phát triển hệ sinh thái TMĐT rất dễ dàng, tạo điều kiện các DN có tiềm năng tài chính, năng lực đầu tư vào B2B và B2C tại Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Dương Phương Ngọc

Từ tin đồn Lazada ‘sập tiệm’: Nhìn lại 3 xi–lanh hút máu của thương mại điện tử

Tags:

相关文章