Theấtlượngbáocáosẽtạothếcạnhtranhchodoanhnghiệlịch lịch bóng đáo dẫn chứng của ông Nguyễn Viết Thịnh, các vấn đề phát triển bền vững đã được công nhận rộng rãi và tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN, vì vậy, trên thế giới hiện nay ngày càng có nhiều DN lập báo cáo phát triển bền vững. Nội dung báo cáo phát triển bền vững nên đề cập đến các đánh giá về lĩnh vực trọng yếu, trong đó giải thích rõ những rủi ro chiến lược và các cơ hội có được từ các chương trình hành động phát triển bền vững, phát triển bền vững được tích hợp như thế trong chiến lược cốt lõi của DN, những tác động đối với hiệu quả hoạt động, vai trò và tương tác của các bên liên quan, cũng như việc quản trị phát triển bền vững. Hiện nay, chất lượng báo cáo thường niên của nhiều DN vẫn còn những hạn chế, chưa thật sự là tài liệu thông tin toàn diện về mọi mặt hoạt động của công ty tới cổ đông, nhà đầu tư như: Một số công ty thường chỉ tập trung nói về thành tích mà không đi sâu vào phân tích nguyên nhân hoặc trình bày những kế hoạch khắc phục khó khăn, yếu kém của DN. Mặc dù các thông tin về rủi ro đã được các DN chú trọng hơn so với các năm trước, nhưng đa số rủi ro được đề cập còn mang tính lý thuyết, liệt kê, chưa thể hiện được các rủi ro đặc thù của DN... Vì vậy Giám đốc Quản lý niêm yết - Công Ty CP Chứng khoán FPT Vũ Thị Thúy Ngà đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản trong việc lập báo cáo thường niên như: Báo cáo phải được thể hiện một cách cô đọng, dễ hiểu, sinh động, nhất quán, kết nối xuyên suốt thông điệp và định hướng phát triển DN. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành chứng khoán - Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải, thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014 đã đạt được bước tiến đáng kể khi đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc của Luật Doanh nghiệp 2007. Với Luật mới, DN có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo mô hình có ban kiểm soát hoặc không có ban kiểm soát; điều kiện tiến hành đại hội cổ đông giảm từ 65% tỷ lệ cổ đông dự họp xuống còn 51%. Tỷ lệ thông qua Nghị quyết đại hội cổ đông cũng giảm từ 75% xuống 65% và 51% đối với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, mở rộng cách thức lấy ý kiến bằng văn bản sang hình thức gửi fax, thư điện tử; cho phép thực hiện bầu dồn phiếu theo quy định của công ty... Ngoài ra, Luật cũng có sự thay đổi về quy định đối với các vấn đề khác như: Vốn điều lệ, quy định minh bạch hoá thông tin, người đại diện theo pháp luật, quyền khởi kiện để bảo vệ cổ đông nhỏ. Đây cũng là cơ sở để các báo cáo thường niên của DN không chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nội dung liên quan đến hoạt động quản trị mà đã hướng đến việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, kết hợp với việc đánh giá các nội dung trong hoạt động của hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.
|