【giải u21 anh】Kinh tế 2024 đầy lạc quan: Nhiều người vẫn giàu, còn lắm tiền
Kinh tế 2024 đầy lạc quan: Nhiều người vẫn giàu,ếđầylạcquanNhiềungườivẫngiàucònlắmtiềgiải u21 anh còn lắm tiền
"Mọi người vẫn giàu có hơn rất nhiều so với trước khi đại dịch xảy ra", nhận định của một chuyên gia khi nói về kinh tế 2024.
Trang Missouri Independent dẫn bài viết của States Newsroom cho biết: Năm tới có rất nhiều thay đổi tiềm ẩn trong nền kinh tế nhưng nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích đầu tư kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được suy thoái vào năm 2024, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm.
Mike Konczal, Giám đốc phân tích kinh tế vĩ mô tại Viện Roosevelt, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New York, cho biết mặc dù tỷ lệ tuyển dụng đã chậm lại nhưng không có nhiều người bị sa thải, đây là tín hiệu tốt cho năm tới nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đưa ra quyết định, không "đi quá xa" trong nỗ lực làm chậm lại nền kinh tế. Trước đó, Fed đã tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất bắt đầu vào tháng 3/2022.
Mark Zandi, Nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, cho biết ông nghĩ thị trường lao động đến năm 2024 sẽ vẫn ổn định và tốc độ tăng trưởng việc làm sẽ ổn định nhưng chậm.
Ông nói: "Tôi nghĩ năm 2024 sẽ là một năm ổn định đối với người lao động - vẫn còn nhiều việc làm và tỷ lệ thất nghiệp thấp và mặc dù mức tăng trưởng tiền lương sẽ ở mức vừa phải nhưng nó vẫn đủ mạnh để vượt qua lạm phát".
Theo Cục Thống kê Lao động, tiền lương tháng 11 đã tăng 4% trong năm qua, so với lạm phát đã giảm bớt với báo cáo tháng 11 cho thấy giá chung tăng 3,1% trong 12 tháng và giảm từ mức 3,2% trong tháng 10.
Jesse Rothstein, Giáo sư Chính sách công và kinh tế tại Đại học California Berkeley, cho biết sức mạnh của thị trường lao động một phần phụ thuộc vào mức độ thành công của chính sách lãi suất của Fed.
Chi tiêu tiêu dùng sẽ 'thúc đẩy nền kinh tế tiến lên'
Hai chuyên Konczal và Zandi cho biết họ không lo ngại rằng sẽ có đủ thay đổi đáng kể trong chi tiêu của người tiêu dùng để gây tổn hại cho nền kinh tế vào năm 2024.
Cho đến nay, các số liệu đã được chứng minh. Chẳng hạn, giá cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,3% trong tháng 11, tăng nhẹ so với mức 0,2% trong tháng 10, giữ mức tăng trong năm ở mức 4%. Nhưng cả Konczal và Zandi đều không coi đây là nguyên nhân đáng báo động.
Konczal nói: "Nói chung, vẫn còn rất nhiều khoản tiết kiệm và chi tiêu mạnh mẽ. Rõ ràng đối với nhiều người, quá nhiều người, [tiết kiệm] và những thứ khác là mối quan tâm. Nhưng khi chúng ta nhìn vào nền kinh tế một cách tổng thể, có vẻ như chi tiêu vẫn khá mạnh và điều kiện tài chính cũng không xấu đi.
"Tôi nghĩ có mọi lý do để cho rằng nó sẽ tiếp tục [tăng trưởng - PV], đặc biệt nếu Fed sẵn sàng chấp nhận với thực tế là họ đã làm giảm lạm phát.
Zandi cho biết, mặc dù giá nhà đất cao hơn nhưng sức khỏe tài chính của nhiều người Mỹ đã được cải thiện.
"Mọi người vẫn giàu có hơn rất nhiều so với trước khi đại dịch xảy ra và trong các hộ gia đình có thu nhập cao, hộ gia đình có thu nhập thấp, những người nằm trong 2/3 mức phân bổ thu nhập cao nhất, vẫn có rất nhiều khoản tiết kiệm bổ sung mà họ đã tích lũy được, trong thời kỳ đại dịch mà họ dường như sẵn sàng sử dụng khi cần để duy trì sức mua của mình", ông nói.
"Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ không chi tiêu bừa bãi và điều đó là tốt vì đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tăng lãi suất nhiều hơn. Nhưng tôi nghĩ (họ sẽ) chỉ làm phần việc của mình và tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tiến lên", Zandi nói thêm.
Điều gì có thể xảy ra?
Các nhà kinh tế cho rằng có khả năng xảy ra tình trạng ảm đạm về kinh tế, tùy thuộc vào kết quả chính trị nước Mỹ trong năm tới.
Ông Zandi nói rằng một số tình huống xấu nhất có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và trái phiếu.
"Một cuộc bầu cử sát sao và đầy tranh cãi có thể dẫn đến bất ổn xã hội, biểu hiện nhanh chóng và đáng kể nhất trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Do niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vốn đã mong manh, điều này có thể khiến niềm tin của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh chững lại, và suy thoái kinh tế có thể xảy ra", ông bổ sung.
Ngoài lo ngại về tác động kinh tế của cuộc bầu cử tổng thống, các nhà kinh tế đang để mắt đến nguy cơ chính phủ đóng cửa. Mặc dù nó đã bị ngăn chặn trong năm nay nhờ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, nhưng Quốc hội đang đặt ra thời hạn vào tháng 1 và tháng 2 để cùng nhau hợp tác về các dự luật chi tiêu nhằm tránh tình trạng đóng cửa.
Theo Rothstein việc đóng cửa Chính phủ Mỹ gây ra "những tác động to lớn lan tỏa đến nền kinh tế và có thể gây ra suy thoái kinh tế". Ngay cả khi nó không gây ra suy thoái thì cũng khiến nền kinh tế Mỹ trở nên mong manh và nghèo nàn hơn.
Euro News dẫn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết: Trên toàn cầu, tổ chức này dự đoán tăng trưởng 2,7% vào năm 2024, từ mức 2,9% trong năm nay, trước khi tăng lên 3% vào năm 2025, do tăng trưởng thu nhập thực tế phục hồi và lãi suất thấp hơn.
Trước đó, OECD đã dự báo tăng trưởng chậm lại do chỉ số PMI yếu (khảo sát cho thấy tâm lý kinh doanh) ở nhiều nền kinh tế lớn, tăng trưởng tín dụng chậm lại và niềm tin người tiêu dùng liên tục ở mức thấp.
Và các nền kinh tế tiên tiến nhìn chung phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm hơn so với các thị trường mới nổi và hiệu quả hoạt động. Châu Âu đang tụt hậu so với Bắc Mỹ và các nền kinh tế lớn của châu Á.
Châu Âu, nơi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi lãi suất cao và nơi chi phí năng lượng cao hơn kéo theo thu nhập, phải đối mặt với con đường đặc biệt khó khăn để phục hồi hoàn toàn.