Vì thế,ữngbướcđichiếnlượcchodoanhnghiệpngànhgỗkết quả bóng da hom nay theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong năm 2017 và những năm tiếp theo, ngành gỗ xác định phương hướng cụ thể để phát triển với việc tập trung vào mặt hàng gỗ nhân tạo cùng với mở rộng xúc tiến thương mại.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động XNK gỗ trong năm 2016 của các DN ngành gỗ?
Từ năm 2000 đến 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành gỗ khoảng 20-25%, từ năm 2010 đến 2015 tốc độ bình quân khoảng trên 10%, nhưng riêng năm 2016 chỉ tăng 1%. Có thể nói, chưa bao giờ ngành gỗ có hiện tượng tăng trưởng chững lại như vậy.
Nguyên nhân do thị trường châu Âu chưa ổn định nên việc XK sản phẩm đồ gỗ ngoài trời giảm đi rất nhiều. Trung Quốc cũng là thị trường NK gỗ lớn của Việt Nam, nhưng lại NK chủ yếu là các sản phẩm thô như gỗ dăm mảnh… trong khi hiện việc XK này đang bị hạn chế bởi nhiều lý do. Bên cạnh đó, các quốc gia láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar… đều đưa ra chính sách cấm khai thác và XK gỗ nên Việt Nam bị thiếu gỗ nguyên liệu, dẫn đến mức tăng trưởng thấp.
Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam hiện nay?
Với 3 nguyên nhân như tôi đã nói ở trên thì yếu tố gây ảnh hưởng, tạo thành thách thức lớn nhất với các DN gỗ Việt Nam là vấn đề nguyên liệu. Bình quân một năm ngành gỗ cần tới 32-35 triệu m³ gỗ, nhưng sản lượng gỗ trong nước mới đáp ứng được khoảng 20-25 triệu m³, còn lại phải NK từ các quốc gia khác. Chưa kể tới thị trường thế giới như EU, Mỹ… thậm chí ngay cả thị trường trong nước đều yêu cầu gỗ nguyên liệu phải có nguồn gốc, chứng chỉ hợp pháp.
Đặc biệt, từ năm 2015, Trung Quốc đưa ra quyết định cấm khai thác và XK gỗ trong nước nên các DN gỗ Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Trong khi thị trường này mỗi năm cần tới 50 triệu m³ gỗ, nên các DN Trung Quốc cũng phải tăng lượng mua vào, tìm thị trường NK, tạo thành sức ép cạnh tranh cho các DN gỗ Việt Nam. Điều này không chỉ khiến lượng gỗ khan hiếm mà còn khiến giá nguyên liệu tăng lên.
Trước những khó khăn này, các DN ngành gỗ và cơ quan chức năng đã và đang lên kế hoạch như thế nào để cải thiện, thưa ông?
Trong các năm tới, ngành gỗ đặt mục tiêu cố gắng lập lại mức tăng trưởng từ 8-10% như những năm trước. Nghĩa là trong năm 2017, ngành gỗ phải XK được ít nhất 7,5 tỷ USD. Đây là mức rất cao nên ngành gỗ phải đưa ra chiến lược triển khai dựa trên cơ sở về phân tích ngành hàng. Ngành gỗ Việt Nam hiện sản xuất tập trung vào 6 nhóm mặt hàng: Bàn ghế nội thất, bàn ghế ngoài trời, gỗ xây dựng, đồ gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo và mặt hàng kết hợp… Qua theo dõi và phân tích tình hình, ngành gỗ xác định chọn ưu tiên phát triển cho mặt hàng ván nhân tạo vì mặt hàng này hoàn toàn sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Hơn nữa, ván nhân tạo với gỗ dán, ván ghép… đã có nhiều DN trong nước đủ điều kiện, công nghệ sản xuất được, lại có khả năng ứng dụng tốt để thay thế mặt hàng gỗ tự nhiên dùng để đóng đồ nội thất, đồ gỗ xây dựng…
Cùng với định hướng ưu tiên ngành hàng, ngành gỗ cũng đã nghiên cứu để đưa ra định hướng về thị trường. Nếu như trước đây, ngành gỗ tập trung vào các thị trường Mỹ và EU, nhưng hiện các thị trường này hướng tới mặt hàng đồ nội thất nên việc đáp ứng còn nhiều khó khăn. Vì thế, trong những năm tới, ngành gỗ sẽ chuyển hướng vào các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hiện đơn hàng đến từ các thị trường này đều đã có, lượng XK trong năm 2016 cũng đã đạt được con số khả quan.
Bên cạnh những định hướng chiến lược nêu trên, các cơ quan quản lý cũng đã có phương án để đánh giá năng lực các DN ngành gỗ, khả năng đáp ứng thị trường, nhu cầu như thế nào... để có những bước đi tiếp theo. Những công việc này sẽ được triển khai liên tục, để tìm ra được hướng đi phù hợp nhất trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về cơ hội mà năm 2017 sẽ mang lại cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam?
Trong năm 2017, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn khi Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 được tổ chức mà Việt Nam có vai trò là nước chủ nhà. Với các nền kinh tế thuộc APEC, DN ngành gỗ Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ giao thương: XNK gỗ và sản phẩm gỗ với tỷ trọng ngày càng cao, giao lưu đối tác để chia sẻ về kinh nghiệm, quản trị…
Hơn nữa, từ cuối tháng 11-2016, các DN ngành gỗ càng có nhiều kỳ vọng khi Hiệp định Đối tác Tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán, tạo cơ hội tăng thị phần XK sang các quốc gia thuộc EU, trong đó, nhiều nước lại là nền kinh tế thành viên của APEC nên cơ hội được nhân đôi. Nếu như trước đây, việc NK gỗ chủ yếu từ các nước thuộc ASEAN thì từ năm 2011, ngành gỗ đã chuyển sang hướng NK từ các nền kinh tế thành viên APEC vì gỗ nguyên liệu từ những thị trường này đảm bảo chất lượng và xuất xứ.
Không những thế, giữa các nền kinh tế thành viên APEC và Việt Nam đã cùng nhau xây dựng được uy tín trên thị trường, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, thương mại nên đơn hàng có giá trị ngày càng cao. Dự báo, nhờ những cơ hội giao thương trong khối APEC, thị phần tới các nền kinh tế thành viên có thể tăng lên từ 10-15%, đặc biệt là Mỹ, bởi riêng năm 2016 tăng lên 2,5 tỷ khối. Vì thế, các DN ngành gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội cho sự phát triển.
Xin cảm ơn ông!