当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng bolivia】Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới 正文

【bảng xếp hạng bolivia】Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới

2025-01-24 22:25:29 来源:88Point 作者:World Cup 点击:202次
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Luxembourg Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore

Chiều 21/2,ễnđànDoanhnghiệpViệtNam–SécNhiềudưđịađẩymạnhhợptáchainướctrongthờigiantớbảng xếp hạng bolivia tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng với Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Séc tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc. Sự kiện được tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Jozef Síkela - Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hoà Séc.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn đàn

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Việt Nam và Séc đã trải qua hơn 70 năm quan hệ hữu nghị, trong bối cảnh đó hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ chính trị ngoại giao cho đến thương mại đầu tư.

Trong lĩnh vực thương mại, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Cộng hoà Séc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể năm 2022, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Cộng hòa Séc đạt hơn 828 triệu USD, tăng 12,65% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Séc đạt hơn 668 triệu USD tăng 14,58%; nhập khẩu từ Séc vào Việt Nam đạt 160 triệu USD tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021 .

Về đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2022, Cộng hòa Séc có 41 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 92,39 triệu USD, đứng thứ 49/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Các dự án của Séc tại Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Khai khoáng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, kinh doanh bất động sản với quy mô vừa và nhỏ.

Đặc biệt, theo ông Phạm Tấn Công, Cộng hòa Séc đã luôn coi trọng mối quan hệ với Việt Nam, Séc đã đưa Việt Nam - quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á, vào danh sách 12 nước thị trường chủ chốt, ưu tiên về ngoại thương như đã công bố trong Chiến lược xuất khẩu của Cộng hoà Séc trong những năm qua.

‘Séc cũng là một trong những nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU và cũng đang hỗ trợ thúc đẩy để 15 nước EU còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định này’– ông Phạm Tấn Công thông tin.

Tại diễn đàn, Jozef Síkela - Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc cho biết Séc đánh giá: Việt Nam là bằng hữu thân thiết và đối tác chiến lược để phát triển quan hệ thương mại. Tại Séc, cộng đồng người Việt Nam đã đạt tới gần 100.000 người, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế-xã hội của Séc.

Cũng theo ông Jozef Síkela, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của Séc tại ASEAN. Năm ngoái, quan hệ thương mai song phương của hai nước đạt kỷ lục 828 triệu USD, và được ông kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

“Doanh nghiệp Séc mong muốn, tiếp cận thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực như khai khoáng, năng lượng, dịch vụ tài chính,…”,ông Jozef Síkela cho biết.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Cơ hội hợp tác còn rất lớn

Chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Cộng hoà Séc trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Việt Nam là quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN với trên 600 triệu dân, nằm ở khu vực được đánh giá và dự báo là năng động, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế. Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục đào tạo… với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tham gia tích cực vào nhiều Diễn đàn và tổ chức kinh tế quốc tế như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)...

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới
Diễn đàn thu hút nhiều đại diện doanh nghiệp hai nước tham gia

Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang đàm phán 2 FTA khác. Trong đó có những Hiệp định thương mại tự do đa phương lớn như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

‘Việt Nam tham gia và ký kết FTA với 17/20 đối tác trong G20, 7/7 đối tác trong G7. Trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với 55 nền kinh tế, hơn 90% dòng thuế suất sẽ có lộ trình cắt giảm về 0%. Đây được xem là lợi thế lớn cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam’- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo thông tin từ Hội nghị, đến nay tại Việt Nam có 36.278 dự án FDI từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký 438,69 tỷ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã thiết lập cơ sở sản xuất trọng yếu tại Việt Nam… là minh chứng cho chất lượng môi trường đầu tư và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Đặc biệt, sau 30 năm duy trì nhịp độ phát triển kinh tế hàng năm từ 6-7%. Các năm 2020, 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, dẫn đến sự sụt giảm của thị trường, đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương và 2022, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ với GDP tăng 8,02%, cao nhất từ năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có kim ngạch thương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu. Đây là những cơ hội rất lớn để Việt Nam - Cộng hoà Séc tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

Cùng quan điểm trên, đại diện Bộ Công Thương Cộng hòa Séc Jozef Síkela, đánh giá Việt Nam là thị trường phát triển nhanh và ổn định hàng đầu châu Á với mức tăng trưởng vượt 7%/năm. Các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh tế luôn trải dài từ những địa điểm phía Bắc như Sapa cho tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là lý do thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Cộng hoà Séc quan tâm đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đoàn Bộ Công Thương Cộng hoà Séc, do Bộ trưởng Jozef Sikela dẫn đầu, có chuyến thăm Việt Nam từ 19 – 22/2/2023. Tháp tùng Bộ trưởng Cộng hoà Séc là các doanh nghiệp hàng đầu của Séc trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, bao gồm: Năng lượng, xây dựng, tư vấn luật, hệ thống an ninh mạng, dịch vụ đào tạo phi công, vận hành lưới điện, sản xuất bảng mạch, phát triển phần mềm, sản xuất các modun điện tử, dược phẩm, thực phẩm chức năng, vận tải hàng hóa – đường biển, đường hàng không, thiết bị ngành than, bảo hiểm tín dụng, y tế, cơ khí…
作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜