【kết quả giải vô địch costa rica】Thiết lập cơ sở pháp lý để quản lý giao dịch tiền ảo, tài sản ảo trên không gian mạng
Kinh doanh trên nền tảng công nghệ số - kinh nghiệm và hành động Xây dựng luật khung cho tài sản số,ếtlậpcơsởpháplýđểquảnlýgiaodịchtiềnảotàisảnảotrênkhônggianmạkết quả giải vô địch costa rica AI, “sandbox” Đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết về tài sản số, tài sản mã hóa |
Quan tâm quy định thừa kế tài sản số
Thảo luận tại tổ 10, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số để phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đồng thời, khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số.
Các đại biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. |
Quan tâm đến định nghĩa về tài sản số, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho biết, dự thảo Luật định nghĩa tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
Trong lĩnh vực y tế hiện nay có rất nhiều dữ liệu số như hồ sơ bệnh án, giấy chứng sinh... Hoặc kinh phí giao dịch không dùng tiền mặt trong các cơ sở khám, chữa bệnh có được coi là tài sản số hay không? Nếu thuộc các đơn vị công lập thì có chịu sự chi phối của tài sản công hay không? Do đó, đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần định nghĩa rõ ràng về tài sản số. |
Tại Điều 16 về nguyên tắc quản lý tài sản số, dự thảo Luật quy định “Quản lý tài sản số bao gồm các quy định về quyền sở hữu, chuyển nhượng, sử dụng tài sản số; quy định về thuế, tài chính; hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin; quy định về bảo mật, an toàn thông tin, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng; quản lý theo vòng đời; phòng chống, ngăn chặn, quản lý rủi ro liên quan đến tài sản số và các nội dung quản lý khác”.
Đại biểu Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang) cho rằng, quy định như vậy mới chỉ có tài sản số liên quan đến quyền sở hữu, chuyển nhượng mà chưa đề cập đến tài sản số liên quan đến quyền thừa kế. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung này vào Điều 16 dự thảo Luật bởi nếu đã có được quyền chuyển nhượng, xác định đó là tài sản thì cũng phải có quyền được thừa kế.
Tài khoản mạng xã hội, internet, game… có được coi là tài sản số?
Tại tổ 5, các đại biểu đánh giá cao tại dự thảo Luật đã dành mục 3 để điều chỉnh với tài sản số - một loại hình tài sản rất mới ở nước ta. Thực tế, như báo cáo của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong năm 2023, nước ta đứng thứ ba trên thế giới về giao dịch tiền ảo trên qua các nền tảng của nước ngoài. Nhưng, hiện chúng ta chưa có quy định điều chỉnh với hoạt động này, nên vô hình chung làm thất thu thuế rất lớn trong thời gian qua.
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) phát biểu. |
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) cho rằng, việc dự thảo Luật đưa ra quy định điều chỉnh với tài sản số là một bước đột phá của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý hoạt động giao dịch tiền ảo, tài sản ảo trên không gian mạng.
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn cho rằng, dự thảo Luật quy định “tài sản số là tài sản vô hình”. Nhưng, tại Điều 125 của Bộ luật Dân sự hiện hành chưa có quy định tường minh về tài sản vô hình. Do vậy, một số đại biểu cho rằng, khi dự thảo Luật này đưa ra quy định điều chỉnh với tài sản số, Chính phủ cần sớm triển khai rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự.
Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) cho rằng, quy định trong dự thảo Luật về khái niệm tài sản số còn mơ hồ, khó hình dung. Đại biểu cũng chia sẻ băn khoăn về một số tài khoản mạng xã hội, tài khoản internet, tài khoản chơi game… có được coi là tài sản số hay không? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để nêu rõ khái niệm rõ ràng, cụ thể hơn.
Một số đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ ràng hơn nữa đối với các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là việc vi phạm về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng tài sản số. |