【bongdaso tỷ lệ cá cược】Một góc nhìn khác về doanh nghiệp Nhà nước
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:19:51 评论数:
Nợ xấu có thể lên đến 73 nghìn tỉ đồng
TheộtgócnhìnkhácvềdoanhnghiệpNhànướbongdaso tỷ lệ cá cượco báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN ngày 16-1-2013, các TĐ, TCT nhà nước có tổng số nợ phải trả lên tới 1,3 triệu tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,82 lần, cao hơn mức 1,77 lần năm 2011. Theo Đề án tái cơ cấu khu vực DNNN, có đến 30/85 TĐ, TCT tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần, đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỉ lệ trên 10 lần như Tổng công ty Xây dựng công nghiệp; Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5...
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến cuối 2012, nợ xấu của DNNN chiếm 11,82% tổng nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và 5,05% dư nợ đối với DNNN. Từ những số liệu này, trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 vừa được nhóm chuyên gia tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) công bố, TS.Đinh Tuấn Minh cho rằng số nợ xấu của khu vực DNNN có thể ước tính là 24,95 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng lưu ý rằng tỉ lệ nợ xấu này chưa bao gồm nợ xấu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng trong nước và nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước. Theo tính toán này thì nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực DNNN năm 2012, bao gồm cả nợ được cơ cấu lại cho Vinashin, sẽ vào khoảng 44,75 nghìn tỉ đồng. Nếu như phần khu vực DNNN còn lại, không kể Vinashin chiếm 15% phần nợ đã được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại ước khoảng 28,3 nghìn tỉ đồng thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực DNNN sẽ vào khoảng 73,05 nghìn tỉ đồng.
Chuyên gia chắp bút cho báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 cũng lưu ý: Nếu tính gộp cả nợ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thì con số nợ xấu và nợ phải cơ cấu lại tại các khu vực DNNN sẽ còn lớn hơn các con số ước tính ở trên.
Khó giải quyết
Trước khoản nợ xấu “khổng lồ” các DNNN đang vướng phải, TS.Đinh Tuấn Minh cho rằng: Nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết. Khác với các DN tư nhân, có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các DN khác để có tiền trả nợ ngân hàng nhằm tránh phá sản, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm. Vì vậy các khoản nợ mà các DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...
Các hình thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từ khoanh nợ (khoanh nợ cho Vinashin tại các ngân hàng thương mại), hình thức chuyển nợ (như của Vinashin cho Vinalines và PVN) có thể khiến các DNNN khác lâm vào khó khăn và cuối cùng gánh nặng lại đè lên vai Nhà nước. Hình thức bổ sung vốn (tăng vốn điều lệ cho Vinashin từ 9.000 tỉ lên 14.655 tỉ đồng) thì đó vẫn là tiền từ ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên trong bối cảnh tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức cao (54,9% GDP cuối năm 2011), và thâm hụt ngân sách trong năm 2013-2014 tăng trở lại mức 4,8%-5,3% GDP (từ mức 4,4% GDP vào năm 2011) thì khả năng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN sẽ vô cùng khó khăn.
Điều này hàm ý rằng việc giải quyết nợ xấu của khu vực DNNN sẽ thực sự là một bài toán nan giải đối với Việt Nam.
Tháng 6-2013, tại Đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ trình phương án xử lý nợ xấu DNNN ngay trong năm 2013, trọng tâm là các TĐ kinh tế, TCT nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trả lời báo chí tại thời điểm Bộ Tài chính được giao trọng trách này, chuyên gia TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: Trong tất cả các đề án tái cơ cấu khu vực DNNN từ trước tới nay chưa hề đề cập tới phương án xử lý nợ xấu của chính khu vực này. Yêu cầu của Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là cần thiết, nhưng đặt trong tình thế làm ăn bết bát của DNNN thì hơi chậm.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, lợi ích nhóm là nguyên nhân khó nhất để làm rõ nợ xấu của khu vực DNNN. Bản thân Bộ Tài chính nếu không được giúp đỡ thì khó hoàn thành được nhiệm vụ trình phương án xử lý khối nợ xấu của DNNN.
Bày tỏ thái độ nghiêm khắc với DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Khi DN gặp khó khăn, không bảo toàn và phát triển vốn, thua lỗ không thanh toán được nợ đến hạn, không trả đủ thuế cho Nhà nước…, thì người đại diện chủ sở hữu, người quản lý phải bị thay thế chứ không phải là những can thiệp của Chính phủ nhằm khoanh nợ, giảm nghĩa vụ trả nợ, bảo lãnh phát hành trái phiếu để trả nợ, giảm thuế và nghĩa vụ nộp thuế…
“Nói tóm lại là phải để thị trường khắc nghiệt trừng phạt bất cứ ai mắc phải lỗi lầm (dù khách quan hay chủ quan) trong quản lý và điều hành DN. Làm được như vậy, đã là thay đổi lớn!” - TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.
Lương Bằng