Đây là một trong những nữ anh hùng kiệt xuất,ữđôđốcduynhấttronglịchsửphongkiếnViệtNamlàal-nassr – al-ahli saudi với chiến công hiển hách được lưu truyền trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Bà chính là Bùi Thị Xuân, quê ở thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Theo một số sử liệu, Bùi Thị Xuân sinh năm 1758. Thuở niên thiếu, bàxinh đẹp, ham mê võ nghệ, thích tập côn quyền đao kiếm. Thầy dạy võ của bà chính là vị quan đô thống nổi tiếng thời bấy giờ - Ngô Mãnh.
Là người con ưu tú của quê hương Bình Định, Bùi Thị Xuân đã tham gia phong trào Tây Sơn từ những buổi đầu, nhanh chóng trở thành nữ tướng dưới cờ Tây Sơn tam kiệt.
Năm 1778, vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phong bà chức đô đốc chỉ huy quân cấm vệ bảo vệ kinh thành. Năm 1785, bà tham gia trận chiến Đàng trong, góp phần làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Từ năm 1786 đến năm 1792, Bùi Thị Xuân cùng chồng là Thiếu phó Trần Quang Diệu dưới lá cờ đại nghĩa Tây Sơn cùng Nguyễn Huệ nhiều lần vào Nam ra Bắc, tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ Lê, Trịnh, Nguyễn, xóa bỏ ranh giới sông Gianh chia cắt đất nước trên 200 năm.
Bùi Thị Xuân sở hữu biệt tài đặc biệt, đó là khả năng huấn luyện voi. Trong cuốn Cân quắc anh hùng truyện, danh sĩ Nguyễn Bá Huân đề cập đến cách huấn luyện voi của nữ tướng tài ba này như sau: “Bà dựa trên đặc tính của loài, voi thường sống trong nhóm gia đình, bao gồm con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng, con đực tách riêng rẽ, toàn bộ chỉ hướng dẫn con voi cái hoặc voi mẹ già nhất là cả đàn làm theo".
Biết rằng voi rất sợ những âm thanh lớn bất thường, vì thế Bùi Thị Xuân dùng những tiếng chiêng, trống khuyếch đại âm thanh để tập luyện. Một thời gian dài làm quen với những âm thanh như vậy, voi Tây Sơn không hoảng loạn mà ngược lại còn phấn khích hơn khi khi cờ trống đối phương nổi lên trong các trận chiến.
Chế độ ăn uống của những con voi chiến này cũng được Bùi Thị Xuân thay đổi. Bà thường hòa nước muối vào một số lá cây rừng hoặc bỏ vào trong các thân cây chuối. Sau khi voi đã quen, bà dùng tập tính này để thưởng cho những chú voi ngoan ngoãn luyện tập. Cả đàn voi cũng nhờ đó mà nhanh chóng đi vào khuôn phép.
Trong trận đánh kinh thiên động địa Tết Kỷ Dậu (1789) của triều Tây Sơn, có hơn 100 con voi xung trận dưới sự chỉ huy của Bùi Thị Xuân. Những khẩu đại bác đặt trên lưng voi phóng đạn, những quả cầu lửa được phóng khắp nơi, quân Thanh địch không nổi, kinh hồn bạt vía chạy tán loạn, thây nằm ngổn ngang khắp đồng.
Năm 1792, sau khi Vua Quang Trung băng hà, Bùi Thị Xuân được vua Cảnh Thịnh giao giữ trọng trách chỉ huy đạo quân cấm vệ bảo vệ kinh đô Phú Xuân.
Năm 1802, dù nhà Tây Sơn trên bước đường thất thủ, bà vẫn giữ vai trò chỉ huy đến cùng, lãnh đạo 5.000 quân trong trận đánh ở Lũy Trấn Ninh (Quảng Bình) khiến quân Nguyễn Ánh vô cùng khiếp sợ. Nhưng cuối cùng vì tương quan lực lượng chênh lệch nên bà rơi vào tay giặc, bị áp giải về Phú Xuân hành quyết.
Ngay khi đối diện với cái chết, Bùi Thị Xuân vẫn tỏ rõ khí phách hiên ngang. Tên tuổi của bà đã đi vào lịch sử và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Kim Nhã