Nhiều hình thức tuyển sinh
Việc không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của nhà trường,ểnsinhNhiềutrườngđạihọclokhótuyểnđủchỉtiêbxh bd bundesliga như cơ sở vật chất dư thừa, thậm chí giáo viên có nguy cơ mất việc do không có người học. Năm nay, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ đã tạo điều kiện hơn cho các trường tuyển sinh. Nắm bắt cơ hội, nhiều trường đại học công lập và dân lập thông báo sẽ dành nhiều chỉ tiêu tuyển sinh 2016 để xét tuyển dựa vào kết quả THPT với một số ngành. Cụ thể một số trường đại học như: Đại học Lâm nghiệp, Đại học Hàng hải, Đại học Phương Đông, Đại học Hòa Bình…
Thời điểm này, nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập đã công bố phương án tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT. Năm nay, Trường ĐH Phương Đông thực hiện hai hình thức tuyển sinh là xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì và xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc THPT. Với môn năng khiếu Vẽ mỹ thuật, nhà trường tổ chức thi môn này sau kỳ thi THPT quốc gia. Đồng thời, sử dụng kết quả thi môn Vẽ mỹ thuật do trường ĐH Phương Đông tổ chức hoặc các trường đại học khác có tổ chức thi môn này làm căn cứ xét tuyển.
Ông Nguyễn Hùng Nam, chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, năm nay tổng chỉ tiêu của trường là 2.190, tuyển 30 ngành đại học hệ chính quy. Việc tuyển sinh năm ngoái của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn do cạn nguồn tuyển. Để khắc phục tình trạng trên năm nay trường tổ chức tuyển sinh với 3 hình thức xét tuyển: kết quả thi THPT quốc gia; xét tuyển học bạ THPT và thi tuyển một số môn năng khiếu.
“Năm nay, quy chế mở hơn cho phép các trường công lập được xét tuyển bằng học bạ THPT, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng đầu vào, việc xét tuyển học bạ vào một số ngành của Đại học Lâm nghiệp sẽ không vượt quá 40% chỉ tiêu”, ông Nam cho hay.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tăng cường liên kết doanh nghiệp, đưa sinh viên vào các nhà máy, doanh nghiệp và tham gia các công trình phục vụ thực tập nghề nghiệp, tổ chức hội chợ việc làm, giao lưu doanh nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Một số ngành không có người học
Các trường ở Thủ đô đã khó tuyển sinh, các trường ở tỉnh còn khó tuyển sinh hơn, ông Vũ Văn Trường, Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình cho biết, các trường địa phương khó khăn tuyển sinh trong vài năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có số lượng trường đại học nhiều, sinh viên ra trường khó khăn tìm việc làm…
Theo ông Trường, năm vừa rồi, trường tuyển sinh được 250/1000 chỉ tiêu, đã ảnh hưởng nhiều đến đội ngũ giáo viên. Do đó năm nay trường cũng cố gắng tuyển sinh để đủ chỉ tiêu nhưng hiện nay các tỉnh đều có các trường đào tạo đa ngành, nên các trường địa phương tuyển sinh khó, nhất là đối với tỉnh Ninh Bình, bên trong có Đại học Hồng Đức và bên ngoài có các trường đại học lớn ở Hà Nội. Đặc biệt một số ngành rất khó tuyển sinh như khoa học cây trồng... Năm ngoái cũng có nhiều trường đại học không tuyển sinh được ở một số ngành.
Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định Lê Văn Thắng lại cho hay: "Chỉ tiêu của trường khoảng 350-400. Trong năm gần đây, một số ngành năng khiếu gặp khó khăn do số thí sinh đăng ký vào những ngành đó ít. Tuy nhiên có người học chúng tôi vẫn phải tổ chức lớp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh".
Nói về phương án tuyển sinh năm nay, ông Thắng cho rằng, tuyển sinh theo nhóm là mô hình mới, dần dần các trường cũng phải đưa vào những mô hình tuyển sinh mới, tuy nhiên hiệu quả đến đâu cũng phải chờ thời gian mới có thể khẳng định được. Theo thông tin công bố, năm nay lượng thí sinh đăng ký thi chỉ để tốt nghiệp nhiều mà không đăng ký vào các trường đại học. Việc này sẽ khó cho công tác tuyển sinh của các trường.
“Xu thế này cho thấy, người học thấy học đại học, cao đẳng xong ra trường không xin được việc làm và thấy rằng chỉ cần tốt nghiệp và đi học nghề. Điều này phản ánh thực tiễn của xã hội nhưng ngược lại, bài toán tuyển sinh của các cơ sở đào tạo trở nên khó khăn và xu hướng này đang khá rõ ràng”, ông Thắng nói./.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay chỉ có 880.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, giảm 12% so với năm ngoái. Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, không xét tuyển đại học, cao đẳng tăng rất nhiều (chiếm 32%). |
Hồng Quyên