您现在的位置是:Thể thao >>正文

【lịch thi đấu bóng đá nhà nghề mỹ】Cuốn nhật ký bằng thơ và chuyến đi hòa giải

Thể thao5198人已围观

简介- Hai người ngồi im lặng rất lâu, bất giác Paul hỏi ông Nghĩa sợ gì nhất vào ban đêm khi ...

- Hai người ngồi im lặng rất lâu,ốnnhậtkýbằngthơvàchuyếnđihòagiảlịch thi đấu bóng đá nhà nghề mỹ bất giác Paul hỏi ông Nghĩa sợ gì nhất vào ban đêm khi đóng quân ở khu vực này. Ông Nghĩa trả lời ngắn gọn: Cọp. Rồi họ lại tiếp tục mỗi người một dòng suy nghĩ.

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Từ cựu thù, Việt Nam và Mỹ đã trở thành bạn bè kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây 20 năm.

{ keywords}

Cuốn nhật ký bằng thơ cựu binh Mỹ lưu giữ

Sau nhiều thập kỉ nỗ lực, Việt Nam và Mỹ cũng đã thiết lập đối tác toàn diện năm 2013. Đóng góp vào quá trình hòa giải và xây dựng quan hệ hợp tác giữa hai nước có sự hỗ trợ của nhiều cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam.

Cuối năm 1993, tôi được phân công giúp đỡ hãng truyền hình Echo Production có trụ sở tại Seatle thực hiện phim tài liệu về cuộc gặp gỡ giữa một cựu chiến binh Mỹ và một cựu chiến binh QĐND Việt Nam.

Trước đó gần một năm, Trung tâm báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao nhận được thông tin từ Đại sứ quán ta tại Hoa Kỳ cho biết ông Paul Reed, một cựu chiến binh mong muốn tìm lại một người lính miền Bắc quê ở Tiền Hải, Thái Bình để trao lại cuốn nhật ký và một số kỷ vật trong chiến tranh.

Sau khi liên hệ với các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình và huyện Tiền Hải, lần theo những thông tin ghi lại trong cuốn nhật ký, chúng tôi đã tìm ra chủ nhân của nó là ông Nguyễn Văn Nghĩa, lúc đó vẫn đang sống cùng gia đình tại một ngôi làng nhỏ ngay thị trấn Tiền Hải.

Nhật ký thơ

Việc thu xếp để ghi hình không mấy khó khăn do đạo diễn người Mỹ Steven Smith, cũng là một cựu chiến binh, đã có nhiều kinh nghiệm làm phim tại Việt Nam thời gian đó. Chúng tôi được yêu cầu giữ bí mật việc Paul sẽ đến, chỉ hẹn gia đình ông Nghĩa ngày quay lại ghi hình.

{ keywords}
Trang nhật ký

Tìm hiểu nội dung trong bản sao cuốn nhật ký, tôi phát hiện rất nhiều điều thú vị. Chỉ là cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay, nhưng những điều viết trong đó lại hết sức ý nghĩa, nhất là với thế hệ chúng tôi sinh ra trong thời chiến, ít nhiều qua thực tế và sách báo đã biết đến sự  khốc liệt của chiến tranh.

Tôi cứ nghĩ đã là nhật ký thì phải ghi lại diễn biến ở chiến trường hay những khó khăn gian khổ mà các chiến sĩ ta phải chịu đựng trên đường hành quân. Nhưng những gì viết trong đó ngược hẳn với suy nghĩ ban đầu của tôi.

Nội dung phần lớn là những bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên và những vần thơ tự viết dành cho đồng đội về tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí và tình yêu đôi lứa.

Sau này tôi mới biết, hồi đó ông Nghĩa làm chính trị viên đại đội, đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1948 và sau này lại nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Bà Gái vợ ông cũng nói với tôi rằng ông Nghĩa rất mê thơ và trong những lá thư gửi về nhà bao giờ ông cũng trích đôi ba câu thơ để nói hộ lòng mình.

Trong một trận đánh tại chiến trường Kon Tum năm 1968, đơn vị của Paul Reed đã thu được rất nhiều ba lô. Khi lục soát những chiếc ba lô đó, Paul đã giấu cuốn sổ nhỏ và vài thứ khác gồm một chiếc kéo, một số phong bì và con tem, những tấm ảnh nhỏ… rồi tìm cách chuyển về Mỹ cho mẹ đang sinh sống tại Texas.

{ keywords}

Cuốn nhật ký đã được Paul Reed trao lại cho ông Nghĩa.Ảnh: VOV

Sau này Paul đã viết trong cuốn sách của anh: "Tôi hiểu chiếc ba lô vô cùng quý giá đối với người lính, nó đã nằm trên lưng một ai đó trên suốt quãng đường hành quân.

Nhưng đồ vật khiến tôi chú ý nhất lại là một quyển sách nhỏ, trông giống một cuốn nhật ký. Khi mở ra, trên mỗi trang đều có chữ viết tay. Tôi không hiểu tiếng Việt nhưng chữ viết rất đẹp, giống như một tác phẩm nghệ thuật. Tôi nghĩ mình cần giữ lại những thứ đó".

Sau khi về Mỹ, Paul Reed cũng như nhiều cựu binh khác đã mắc hội chứng “chấn thương tâm lý”.

Mãi tới năm 1990, Paul lấy ra chiếc hộp do mẹ cất giữ hơn 20 năm và vẫn thấy trong đó cuốn nhật ký nhỏ và nhiều kỷ vật khác.

Paul Reed nhờ người dịch cuốn nhật ký sang tiếng Anh và ông hoàn toàn bất ngờ với những điều viết trong đó. Paul quyết định đi tìm người chiến sĩ ấy để trả lại cuốn nhật ký.

Một buổi chiều đầu đông năm 1993, tôi đón Paul Reed tại sân bay Nội Bài. Nét mặt anh căng thẳng khi gặp tôi và làm các thủ tục nhập cảnh.

Sau khi tôi thông báo ông Nghĩa vẫn còn sống và cũng rất muốn được gặp anh, nét mặt Paul như giãn ra, mắt rớm nước. Ngày hôm sau, chúng tôi đưa Paul và đoàn làm phim đến Thái Bình gặp ông Nguyễn Văn Nghĩa.

Cuộc gặp sau 25 năm

Cuộc gặp mặt diễn ra hết sức cảm động. Paul như trút được gánh nặng đằng dẵng theo cuộc đời anh trong suốt 25 năm.

{ keywords}

Ông Nguyễn Văn Nghĩa và Paul Reed bên bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại công viên Fair Park Texas

Ngày hôm sau, Paul vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn khi chúng tôi đưa cả hai người trở lại chiến trường xưa tại Kon Tum. Tôi nhớ mãi hình ảnh hai người lính cựu thù ngồi trong bóng cây um tùm trên một quả đồi nơi đã từng là chiến trường của họ.

Hai người cứ ngồi im lặng như thế rất lâu, bất giác Paul hỏi ông Nghĩa sợ gì nhất vào ban đêm khi đóng quân ở khu vực này. Ông Nghĩa chỉ trả lời rất ngắn gọn: Cọp. Rồi họ lại tiếp tục mỗi người một dòng suy nghĩ.

Bộ phim Nhật ký Kon Tum (Kontum Diary) đã được chiếu rộng rãi trên toàn nước Mỹ và được đề cử cho giải Emmy thể loại phim tài liệu hay nhất năm 1994. Sau này phim còn được chiếu ở nhiều nước Tây Âu, Australia, Nhật… gây xúc động cho hàng triệu người xem.

Năm 1996, khi đôi mắt của ông Nghĩa ngày càng xấu đi do ảnh hưởng của vết thương cũ trong chiến tranh, Paul Reed cùng đoàn làm phim đã đưa ông sang Mỹ chữa bệnh.

Tại đây, họ lại cùng nhau thực hiện sứ mệnh hòa giải khi gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều cựu binh Mỹ tại Texas, Washington DC, Los Algeles. Phần hai của bộ phim có tựa đề Nhật ký Kon Tum: Hành trình trở về (Kontum Diary: The Journey Home) sau đó cũng gây xúc động mạnh cho khán giả.

Năm 2005, phim đã được trình chiếu tại LHQ trong khuôn khổ các hoạt động với chủ đề "Hòa giải và loại bỏ xung đột".

Tôi và Paul Reed tiếp tục giữ liên lạc trong nhiều năm sau đó. Chúng tôi trao đổi về nhiều chi tiết trong chuyến trở lại Việt Nam của anh năm 1993 để chuyển thể thành kịch bản cho phim điện ảnh.

Anh vẫn đang sống cùng vợ con tại Dallas Texas, với công việc chủ yếu liên quan tới Hội cựu chiến binh Việt Nam của Lữ đoàn Không vận 173.

Tôi biết anh vẫn ấp ủ một ngày nào đó câu chuyện của anh và ông Nghĩa sẽ được chuyển thể thành phim truyện do Hollywood sản xuất.

Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ mãi câu chúc của Paul bằng tiếng Việt mỗi khi gặp một người Việt Nam nào đó: Hòa bình, Hữu nghị.

Quang Lương

Phi đội Quyết Thắng và bí mật mang tên Mười Thìn

Tags:

相关文章