【kq đức 2】Khôi phục sản xuất, nối liền lưu thông để "cứu" nông dân và doanh nghiệp
Doanh nghiệp hiến kế chuẩn bị cho phục hồi sản xuất | |
Phải để doanh nghiệp nông,cứukq đức 2 thuỷ sản “sống” trước khi tính chuyện phục hồi |
Các doanh nghiệp hoạt động "3 tại chỗ" chỉ được duy trì khoảng 30-40% lao động, nên năng suất giảm mạnh, ảnh hưởng tới sức tiêu thụ của các loại nông sản |
Tại Tọa đàm trực tuyến “Kết nối cung – cầu nông – thủy sản giữa các tỉnh, thành ĐBSCL và TPHCM”, đại diện các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL đã nêu lên hàng loạt những vấn đề vướng mắc phát sinh trong việc sản xuất, lưu thông, kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản trong thời gian diễn ra dịch Covid-19.
Theo thông tin các địa phương cung cấp, vẫn còn lượng lớn nông sản đang chờ thu hoạch hoặc gặp khó khăn về đầu ra. Như tại Bến Tre còn 35.000 tấn cây ăn quả, 300 triệu trái dừa ăn quả, 140 triệu trái dừa công nghiệp cùng lượng lớn thủy hải sản như tôm, nghêu, sò đang chờ thu hoạch. Hậu Giang còn 6.000 tấn thủy sản…
Trong khi đó, tại các DN phân phối lại xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng.
Bà Trần Minh Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô.
MM Mega Market đã ký hợp đồng thu mua hàng đông lạnh với các nhà máy chế biến thực phẩm ở ĐBSCL, nhưng vì doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “4 tại chỗ” nên năng suất giảm mạnh.
Các nhà máy sản xuất hàng đông lạnh hoạt động dưới năng suất, chủ yếu tập trung đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đang tồn đọng, dẫn tới một số mặt hàng thuỷ sản đông lạnh bị thiếu hụt nguồn cung tại các siêu thị trong hệ thống.
Về hàng tươi sống, theo bà Nga, ĐBSCL là vựa cung cấp nông thuỷ sản cho TPHCM và cả nước nhưng hiện nay nông dân có xu hướng sản xuất cầm chừng, không mạnh dạn đầu tư nuôi trồng nên lượng hàng tươi sống về siêu thị cũng ít. Kể cả mặt hàng thực phẩm khô, 1 nhà cung cấp lớn của MM Mega Market tại ĐBSCL gặp sự cố, phải tạm ngừng sản xuất để chống dịch nên hàng hoá cung ứng bị gián đoạn.
Để sớm khôi phục lại sản xuất, ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đề xuất, cần có sự thống nhất quan điểm liên kết giữa các tỉnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ tỉnh này qua tỉnh khác thu hoạch, không phải mất thời gian xin phép lại từ đầu bởi nông sản thì chỉ cần thu hoạch chậm nửa ngày hoặc 1 ngày là chất lượng đã khác.
Nhiều địa phương cũng đã lên phương án khôi phục lại sản xuất. Như tại Cần Thơ, các sở, ngành đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” hoặc hướng dẫn 1 số doanh nghiệp hướng tới mở 1 con đường nhiều điểm đến (điểm đến thuộc vùng xanh), mô hình 4 xanh… Việc tiêm vắc xin cũng đang được các địa phương đẩy mạnh để sớm đưa doanh nghiệp quay lại sản xuất.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cũng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ hàng hoá thông qua các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, đa dạng hình thức phân phối…
Trong đó, sẽ đưa vào vận hành sàn giao dịch ảo để tạo thêm kênh xúc tiến, bán hàng cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục triển khai kết nối với các hệ thống phân phối để có đánh giá, so sánh, tổng hợp nhu cầu thị trường, giá cả năng lực để có thể kết nối thu mua. Bên cạnh đó, TPHCM cũng đã cho phép sàn thương mại điện tử cũng như doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử hoạt động trở lại.
Sắp tới đây, shipper sẽ được hoạt động liên quận trên địa bàn TPHCM, tạo điều kiện để người dân tiếp cận hàng hóa, giải quyết đầu ra cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, với việc bán hàng lưu động dưới hình thức combo, nếu địa phương có thể tự tổ chức thu hoạch, đóng gói bao bì theo quy cách riêng… Sở Công Thương TPHCM có thể phối hợp, kết nối thông tin, bán hàng đến từng tổ dân phố.
TPHCM cũng đang nỗ lực tổ chức lại hệ thống phân phối truyền thống. Sau 1 tuần thí điểm tại chợ đầu mối Bình Điền cho thấy lượng hàng tăng lên từng ngày, nếu ngày đầu chỉ hơn 10 tấn thì trong đêm 13/9 đã đạt hơn 100 tấn.
Với kinh nghiệm triển khai thành công bước đầu ở chợ Bình Điền, có thể TPHCM sẽ từ từ mở lại điểm tập kết này.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/126b792039.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。