Vườn ổi hữu cơ của Hợp tác xã ổi Thanh Kiên (xã Phước Hòa). Ảnh: TIỂU MY
Phát triển đúng hướng
Đến nay,áttriểnnôngnghiệpcôngnghệcaogắnvớithịtrườvđqg hàn quốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, các cơ quan, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết của từng đơn vị, địa phương để đẩy mạnh phát triển NNƯDCNC.
Hiện trên địa bàn huyện có khu sản xuất NNƯDCNC trong trồng trọt tập trung tại xã An Thái với tổng iện tích 411,75 ha, khu NNƯDCNC trong chăn nuôi bò sữa tại xã Phước Sang với tổng diện tích 471,86 ha. Bên cạnh đó, toàn huyện có 103 trang trại sản xuất NNƯDCNC (trong đó có 17 trang trại được chứng nhận VietGAP), gồm 57 trang trại trồng trọt và 46 trang trại chăn nuôi trại lạnh. Tổng diện tích nông nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá, ăn quả, trồng hoa lan ƯDCNC trên địa bàn huyện đạt 500 ha với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng trồng cây ăn quả đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, trong đó nhiều nhất là cây cam, kế đến là bưởi da xanh, quýt và chanh dây không hạt, với diện tích khoảng 800 ha. Các vườn cây này tập trung chủ yếu tại các xã An Thái, An Linh, Tam Lập, Phước Hòa và thị trấn Phước Vĩnh.
UBND huyện cũng đang lập thủ tục trình Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cam Phú Giáo và “Bưởi Phú Giáo”.
Phát triển thị trường tiêu thụ
Để phát triển bền vững NNƯDCNC, UBND huyện đã chỉ đạo phát triển NNƯDCNC từ khâu chọn giống đến thu hoạch bảo đảm chất lượng kết hợp với bảo vệ môi trường. Theo ông Nguyễn Trường Hải, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, thực hiện chỉ đạo của huyện thời gian qua đơn vị thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết để kịp thời nắm bắt những nguy cơ về bệnh dịch trên cây trồng của người dân.
Cụ thể, trạm tổ chức các đợt điều tra, khảo sát tình hình diễn biến của dịch bệnh trên cây trồng, triển khai các giải pháp cùng người dân kiểm soát, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất trên cây trồng. Hàng tháng, hàng quý, trạm đều có thông báo về tình hình dịch bệnh trên cây trồng đến các xã, thị trấn. Trạm cũng phối hợp với Đài Truyền thanh huyện tổ chức các buổi phát thanh tuyên truyền về tình hình bệnh dịch trên cây trồng để nông dân chủ động, kịp thời nắm bắt tình hình nhằm có phương án phun xịt đúng thời điểm…
Ông Tô Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết trong những năm qua sản xuất NNƯDCNC trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp được nông dân chuyển sang trồng các loại cây lâu năm, sử dụng giống mới cho năng suất, chất lượng cao; các khâu làm đất, tưới tiêu, sơ chế, vận chuyển nông sản đã được cơ giới hóa.
Trong chăn nuôi, người dân trong huyện chăn nuôi từ nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn tập trung vào việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm với sự hỗ trợ đắc lực của các chương trình, dự án khuyến nông như cải tạo đàn bò, chăn nuôi gà công nghiệp, chăn nuôi heo… Trong khi đó, các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất nông sản và các doanh nghiệp, nhà phân phối, tiêu thụ… đã được hình thành.