【tigres đấu với toluca】Chất lượng ngành Y chưa hẳn tỷ lệ thuận với thời gian đào tạo

dao tao y khoa

Ảnh T.L minh họa

Bác sĩ,ấtlượngngànhYchưahẳntỷlệthuậnvớithờigianđàotạtigres đấu với toluca tiến sĩ Trần Tuấn - nguyên giảng viên Đại học (ĐH) Y Hà Nội, nghiên cứu viên sức khỏe quốc tế Takemi (ĐH Y tế công cộng Harvard), chuyên gia phản biện chính sách y tế đã có những chia sẻ với phóng viên TBTCVN về câu chuyện đào tạo ngành Y được dư luận quan tâm thời gian qua.

* PV:Thưa ông, tại một Hội nghị hiệu trưởng các trường y dược được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Bộ Y tế có ý kiến đề xuất xem xét thời gian đào tạo đại học y khoa từ 6 năm như hiện nay xuống còn 5 năm, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

- TS Trần Tuấn:Vấn đề cải cách giáo dục và thí điểm các mô hình đào tạo khác nhau nên nhìn từ chất lượng đầu ra. Chỉ khi sinh viên đạt được kỹ năng mới lên khung chương trình. Ngành Y có đặc trưng không giống như các ngành công nghệ khác có thể tự đào tạo mà còn thêm vấn đề thực hành lâm sàng. Do đó, trong đào tạo y học hiện nay, điểm quan trọng nhất là phải định được chất lượng chuẩn đầu ra thật cụ thể, rõ ràng, đong đếm được bằng các chỉ số và phản ánh được các kiến thức, kỹ năng, thái độ của người bác sĩ khi ra trường.

Quan trọng nhất là phải rèn cho họ kỹ năng thực hành để đảm bảo cả chuyên môn và đạo đức, cho nên việc xem xét thời gian đào tạo ngành Y không đơn giản chỉ là cắt giảm số năm mà phải căn cứ vào thực tế trong quá trình đào tạo đạt được.

Vấn đề đặt ra là khi thiết kế chương trình đào tạo cho sinh viên ngành Y, không thể rập khuôn một chương trình cho tất cả các chuyên ngành. Vì thế, tôi cho rằng việc định ra được chương trình và cải cách chế độ đào tạo ngành Y phải là một hoạt động khoa học nghiêm túc, có kế hoạch cụ thể với đội ngũ chuyên gia thực hiện chuyên trách dày công thì mới có thể tiến tới cải cách hiệu quả.

BS Tuan

Bác sĩ, Tiến sĩ Trần Tuấn

Nếu chỉ điều chỉnh bằng số năm, từ 6 năm thành 5 năm, hoặc tăng thêm thời lượng môn này, cắt giảm môn kia trong khi mục tiêu đào tạo chất lượng đầu ra chúng ta vẫn để như hiện nay thì tôi cho rằng không nên làm.

* Như vậy, với thời lượng 6 năm như hiện nay ông đánh giá chất lượng đào tạo y khoa ra sao, thưa ông?

- TS Trần Tuấn: Ngay như ĐH Y Hà Nội là trường thuộc top đầu về đào tạo y khoa nhưng đầu ra rất chênh lệch. Thứ nhất, về mặt lâm sàng, phần đông sinh viên tốt nghiệp gần như không đạt được các yêu cầu về mặt chuyên môn giống như trước thời kỳ đổi mới.

Lý do các em giải thích là chỉ được đi xem là chính, không được làm nhiều.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các thầy, bác sĩ giỏi gần như dành thời gian cho bệnh nhân và các hoạt động khác là chính, chứ không dành nhiều cho sinh viên, đây là trở ngại đầu tiên.

Thứ hai là tư duy của các em khi làm việc vẫn máy móc, học thuộc lòng chứ không phải là tư duy khách quan của y học. Nói cách khác, triết lý đào tạo một bác sĩ ra trường phục vụ và quan điểm về sức khoẻ cũng như các căn nguyên bệnh tật còn hổng rất nhiều, nên có thể nói 6 năm đào tạo hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, không phải thời gian đào tạo càng dài thì chất lượng càng cao, vấn đề là môi trường và người thầy. Theo tôi, ngay từ năm nhất phải đào tạo cho sinh viên cách nhìn nhận thế nào là sức khoẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến, khả năng bảo vệ và can thiệp vào sức khỏe đến đâu.

Do đó, vấn đề tăng cường khả năng tự học, mở rộng các nguồn thông tin, dạy cho sinh viên phương pháp tư duy đọc và phân tích tài liệu để chọn lọc thông tin là rất cần trong thời gian đầu. Điểm này chúng ta đang rất yếu mà cái yếu này bắt nguồn từ đào tạo phổ thông, đặc biệt là 3 năm cuối chúng ta đã không tạo ra được tư duy lý trí cho học sinh.

* PV:Để đảm bảo chất lượng đào tạo bác sĩ, bên cạnh vấn đề thời gian thì có ý kiến cho rằng nên tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề do Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức, chứng chỉ này sẽ có thời hạn 5 năm thay vì vĩnh viễn như trước, ông có bình luận gì về vấn đề này, thưa ông?

- TS Trần Tuấn:Theo tôi, hai cái này phải tách ra. Đào tạo để có học vấn cơ bản, kiến thức, kỹ năng và chuẩn mực đạo đức của sinh viên ngành Y khi tốt nghiệp là trách nhiệm của hệ thống các trường ĐH y khoa. Nhưng ra hành nghề thì bắt buộc phải qua giai đoạn thực tế, do đó vấn đề cấp phép nên trả về cho các hội chuyên ngành. Các hội này phải là môi trường công nhận các bác sĩ khi ra hành nghề cũng như giúp họ đảm bảo được vấn đề đạo đức ngành Y (bao gồm cả chuyên môn và khoa học ứng xử).

Ngành Y hiện nay đã làm mất lòng tin nhiều đối với xã hội, trong đó có một phần của trách nhiệm đào tạo. Tôi nghĩ nên đẩy các chương trình đào tạo của quốc tế vào chương trình giảng dạy và chuẩn đầu tiên phải thực hiện là chuẩn giáo viên. Hiện nay chúng ta đang lạm phát về giáo sư, tiến sĩ nhưng vấn đề y tế cộng đồng thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngành Y là quá trình học tập suốt đời nên việc học tập và đánh giá liên tục là bắt buộc, vấn đề thời hạn bao lâu là tùy thực tế của quốc gia, từng chuyên ngành chứ không nên áp dụng một cách máy móc. Trước đây, chứng chỉ hành nghề y khoa được cấp một lần và có giá trị cả đời, điều này tôi nghĩ không nên.

Đúng là có cấp phép mới được hành nghề, nhưng tiêu chuẩn có đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh hay chưa thì cần có những chương trình đào tạo hỗ trợ cho họ, thậm chí là buộc các bác sĩ phải tiếp cận định kỳ thông tin. Việc quy định thời gian phải căn cứ trên thực tế để đánh giá và nên theo quy chuẩn quốc tế đã làm.

Chúng ta cũng nên nhìn nhận không phải cứ đào tạo nhiều bác sĩ là được. Trong bối cảnh hiện nay, ngành Y không chỉ đòi hỏi về chất lượng cao mà còn cần tư duy tổng hợp, kỹ năng, kiến thức có thể được kiểm chứng ngay từ bệnh nhân và áp lực xã hội. Do đó những người làm ngành Y phải thực sự giỏi.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Mai Đan

Cúp C2
上一篇:Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
下一篇:Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang