会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem bongda truc tiep】Tìm nét mới từ 9 gương mặt quen!

【xem bongda truc tiep】Tìm nét mới từ 9 gương mặt quen

时间:2025-01-24 22:05:15 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 阅读:328次

“Bí quyết” để nhà phê bình tìm ra những nét mới ấy,̀mnétmớitừgươngmặxem bongda truc tiep Đỗ Lai Thúy đã trình bày cặn kẽ và có sức thuyết phục trong chuyên luận dài gần 40 trang mở đầu cuốn sách: “Đọc trong không gian văn hoá đương đại”. Ông viết: “… để nhận diện rõ hơn các nhà thơ trung đại trên với tư cách là tác giả, nhất là tác phẩm của họ, thì phải xem người đọc đọc họ như thế nào… Người đọc bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thẩm mỹ của riêng mình sẽ “bồi đắp da thịt” cho “bộ xương” văn bản ấy trở thành sinh thể tác phẩm… Những sáng tác này qua một thời gian dài đã có cách đọc chính thống, xác lập được những giá trị ổn định, nay cách đọc mới mang lại những chiều kích mới cho tác phẩm, lấn rộng không gian thẩm mỹ…”.

Bìa sách: “Hé gương cho người đọc”

Xin hãy bắt đầu từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm nổi tiếng và quen thuộc nhất với tất cả chúng ta. Tác giả, “lấy Truyện Kiều làm phòng thử nghiệm những cách đọc”, không chỉ giúp người đọc hiểu lịch sử nghiên cứu phê bình tác phẩm lớn nhất của đại thi hào Nguyễn Du trong hơn nửa thế kỷ vừa qua mà đã “chứng minh” rõ ràng là “cách đọc mới mang lại những chiều kích mới cho tác phẩm, lấn rộng không gian thẩm mỹ…”. Có thể điểm qua những cách đọc/phê bình “Truyện Kiều”: Tiểu sử học (Đào Duy Anh), văn hoá-lịch sử (Trương Tửu), hiện thực chủ nghĩa (Lê Đình Kỵ), phân tâm học (Đàm Quang Thiện, Lê Tuyên), hiện tượng luận (Lê Tuyên), phong cách học (Phan Ngọc), thi pháp học (Trần Đình Sử)…

Nếu chịu khó tra cứu tư liệu thì công việc “lược sử” cách đọc/phê bình Truyện Kiều như trên có lẽ nhiều người làm được; cái khó là nêu nhận định, chỉ ra sự bất toàn trong những cách đọc nêu trên, nghĩa là phải đối thoại/đương đầu với “tác giả” những cách đọc đó mà hầu hết là những “đại gia” trong giới phê bình nghiên cứu. Đỗ Lai Thúy đã làm được việc đó với thái độ điềm tĩnh và tinh thần khách quan, khoa học, trân trọng với cả các công trình nghiên cứu ở miền Nam trước 1975, nên hẳn là không làm ai khó chịu; còn tán đồng với ông tất cả thì lại là chuyện khác. Vả lại, tác giả dẫn ra những cách đọc khác nhau cốt để nhấn mạnh tác phẩm “… không chỉ có nghĩa chủ ý mà còn có nghĩa kiến tạo, tức là nghĩa do văn bản tạo ra…” và “tác phẩm không phải chỉ được sáng tác bằng hữu thức, mà còn chủ yếu bằng vô thức của nhà văn, nên tác phẩm bao giờ cũng dài rộng hơn nhà văn… Đây chính là chỗ cần sự có mặt của những cách đọc mới…”.

Dẫn thêm bà Chúa Nôm Hồ Xuân Hương - một tác giả nữa rất quen thuộc với mọi người để dễ thấy “nét mới” mà Đỗ Lai Thúy tâm đắc. Ông viết: “Trước đây, một ý kiến đã thành đinh đóng chết thơ Hồ Xuân Hương vào tiếng cười đả kích… do cách hiểu phiến diện, thiên về hiện thực và cái nhìn giai cấp, tính phổ quát của tiếng cười Xuân Hương bị chìm khuất… Điều đó làm cùn nhụt các cực sắc nhọn của những biểu tượng lưỡng tri. Người ta không biết rằng bản chất tiếng cười Xuân Hương là để diễn đạt trạng thái đối cực và tính hai mặt của đời sống…”. Có lẽ không cần dẫn thơ bà Chúa Nôm để đối sánh vì người Việt ta ai cũng thuộc ít ra dăm ba bài. Tác giả đã từ văn bản những bài thơ đó, nhận định: “Tiếng cười Xuân Hương còn là tiếng cười tự do, tiếng cười giải phóng… tiếng cười khúc khích… mà thâm hậu”.

Có lẽ cũng nên dẫn thêm một tác giả không thật quen thuộc nhưng lại cho thấy cách đọc khác nhau đã “mang lại những chiều kích mới cho tác phẩm” như thế nào. Đó là nhà thơ Dương Khuê (1839-1902), quê Hà Đông, đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình thời vua Tự Đức…, nổi tiếng với bài thơ/hát nói “Gặp cô đào cũ” (còn có tên là “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”): “Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông / Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì/Bây giờ Tuyết đã đến thì/Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già…”.

Điểm qua một ít tiểu sử của ông vì chính điều này đã khiến một số học giả (Dương Quảng Hàm, Dương Thiệu Tống) khi bình luận bài thơ này – người thì “giả vờ” (?) hiểu theo nghĩa đen, “chỉ nhấn mạnh quan niệm hưởng lạc, xu hướng trào phúng, triết lý vô vi của Lão - Trang”,  người lại hiểu theo nghĩa “ẩn dụ”, cho rằng đây là cách nhà thơ hờn trách vua Tự Đức trước tình hình đất nước bây giờ - nhưng cả hai đều “muốn chứng minh, biện chính cho con người xã hội của Dương Khuê vốn đang bị ngộ nhận, hiểu lầm”.

Đỗ Lai Thúy cho rằng “cách đọc này… dễ biến thành cách đọc phi văn chương, đúng hơn, dùng văn chương như một thứ tài liệu để tìm hiểu… tác giả tiểu sử”. Do đó, tác giả muốn phân tích bài thơ từ hệ quy chiếu thẩm mỹ, cho rằng“đây là một bài thơ tình, một tình yêu luôn bị lệch pha thời gian… Sự có-thể-không-thể này tạo ra một bi kịch của cuộc sống và cái đẹp của nghệ thuật..”.

Không thể điểm hết những “nét mới” của 9 gương mặt văn học trung đại nổi bật mà Đỗ Lai Thúy đề cập đến trong cuốn sách này. Điều cần nói thêm, trong khi làm bật nổi chủ đề về “cách đọc nội quan” - cách đọc mới, thay cho “cách đọc ngoại quan”, tức từ bên ngoài nhìn vào văn bản, tác giả đã đồng thời cung cấp cho bạn đọc - nhất là những học sinh, sinh viên, giáo viên văn học - một lượng thông tin khá đầy đủ về tiểu sử, quá trình sáng tác… của 9 tên tuổi đã dẫn, có thể giúp ích nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu về sau.

Nguyễn Khắc Phê

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Mở rộng không gian phát triển
  • Diễn đàn đối thoại Hải quan châu Á
  • “Trạng thái chiến tranh”
  • 9 gương mặt thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic Paris 2024
  • First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
  • Làn sóng đánh bom làm rung chuyển thủ đô Baghdad
  • Thủ tướng Nhật Bản "quyết định" giải tán quốc hội
  • Tay đua Martin Laas thắng chặng 22 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh
推荐内容
  • Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
  • Điền kinh Việt Nam giành 3 huy chương Vàng
  • Gần 14 triệu đồng đến bà Nguyễn Thị Thu chăm con tâm thần, chồng nằm bệnh viện
  • AU bế tắc trước mối đe dọa "lục địa đen"
  • Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
  • Olympic Paris 2024: Phủ sắc tím cho đường đua điền kinh