Thu giữ hơn 4 tấn nguyên liệu pha chế đồ uống không rõ nguồn gốc | |
Thủ tục thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất | |
Hàng hóa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công nhập lại nội địa tính thuế thế nào?ủđoạntuồnnguyênvậtliệucủadoanhnghiệpchếxuấtvàothịtrườngnộiđịbd trực tiếp | |
Những lưu ý khi chuyển nhượng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất | |
Bất cập trong quản lý doanh nghiệp chế xuất |
Vải nguyên liệu được "tuồn" vào nội địa dưới vỏ bọc phế liệu, phế phẩm trong vụ việc được bắt giữ tại Hải Dương năm 2019. Ảnh: T.Bình. |
“Làm xiếc” với nguyên phụ liệu của doanh nghiệp chế xuất
Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC, cơ quan Hải quan không triển khai lực lượng giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Việc này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong nội địa.
Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã phát hiện một số doanh nghiệp (ở khu vực phía Nam, Báo Hải quan sẽ tiếp tục thông tin cụ thể-PV) lợi dụng quy định không triển khai lực lượng hải quan giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất để đưa hàng hóa là nguyên vật liệu của doanh nghiệp chế xuất, thuộc diện miễn thuế vào thị trường nội địa để tiêu thụ.
Đó là hành vi “núp bóng bán nguyên liệu dư thừa sau quá trình sản xuất cho doanh nghiệp nội địa”. Cụ thể, sau khi làm thủ tục quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất ký hợp đồng kinh tế để bán nguyên liệu dư thừa sau quá trình sản xuất cho doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai theo loại hình sản xuất kinh doanh (B11), đồng thời doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu đối ứng theo loại hình nhập kinh doanh (A12 hoặc A11). Doanh nghiệp nội địa dùng các tờ khai này để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa và xuất trình khi có lực lượng chức năng kiểm tra. Các tờ khai hải quan được sử dụng quay vòng nhiều lần, số lượng hàng vận chuyển mỗi lần đều không vượt quá số lượng khai báo trong tờ khai nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp nội địa sẽ đưa được lượng hàng lớn ra khỏi doanh nghiệp chế xuất so với số lượng khai báo, làm thủ tục hải quan, gây thất thu thuế cho Nhà nước, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa có thuế suất thuế nhập khẩu cao.
Chiêu thức thứ hai là “mua hàng trong khu chế xuất, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế và thủ tục hải quan nhưng vẫn vận chuyển hàng ra khỏi kho của doanh nghiệp chế xuất”.
Theo quy định hiện hành tờ khai nhập khẩu sau khi khai và nộp đủ các loại thuế mới được thông quan, khi đó, doanh nghiệp mới được vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với trường hợp mua hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai, khai thuế nhưng chưa nộp thuế và vẫn sử dụng tờ khai in từ hệ thống làm chứng từ đi đường để đối phó với lực lượng chức năng khi bị kiểm tra. Doanh nghiệp nội địa vận chuyển hàng hóa ra khỏi kho hoặc nhà máy, trụ sở của doanh nghiệp chế xuất, cơ quan Hải quan không nắm được số lần doanh nghiệp vận chuyển, số lượng đã vận chuyển.
Cục trưởng chịu trách nhiệm nếu có vi phạm ở địa bàn
Để ngăn chặn các hành vi vi phạm nêu trên, mới đây, lãnh đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan địa phương chỉ đạo lực lượng Kiểm soát hải quan, các chi cục hải quan trực thuộc tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong và sau thông quan, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp chế xuất, nhất là các doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai theo loại hình xuất kinh doanh (B11) để bán hàng cho các doanh nghiệp nội địa (mở tờ khai nhập khẩu đối ứng theo loại hình nhập kinh doanh – A12 hoặc A11).
Bên cạnh đó, các cục hải quan địa phương áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định hiện hành để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Đặc biệt, lưu ý thủ đoạn của doanh nghiệp nội địa mua hàng trong khu chế xuất (theo loại hình A12 hoặc A11), chưa nộp thuế, chưa hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn vận chuyển hàng ra khỏi kho của doanh nghiệp chế xuất, sử dụng tờ khai nhập khẩu vận chuyển hàng hóa nhiều lần ra khỏi doanh nghiệp chế xuất.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo, trường hợp để xảy ra hiện tượng trên nhiều lần, kéo dài mà không phát hiện, ngăn chặn, kiểm soát được tình hình, cục trưởng cục hải quan địa phương phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng cục.
Liên quan đến vi phạm về sử dụng nguyên phụ liệu trong hoạt động gia công, ngày 28/5/2019, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phối hợp với PC03 (Công an Hải Dương) bắt giữ hơn 22 tấn vải nguyên liệu. Số vải trên do Công ty TNHH Càn Ấn, địa chỉ: thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách (Hải Dương) mua lại từ Công ty CP may mặc Hà Phong, địa chỉ: xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Trong đó, Công ty CP may Hà Phòng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, quá trình hoạt động có nhập khẩu một lượng lớn vải nguyên liệu theo loại hình E21 (gia công cho thương nhân nước ngoài). Tuy nhiên, nhằm mục đích “tuồn” 22 tấn vải nguyên liệu cho Công ty TNHH Càn Ấn, Công ty CP may Hà Phòng khai báo số hàng này là phế liệu, phế phẩm. |