【smouha sc】Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm
Đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. |
Tại Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ báo cáo, đại dịch COVID-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong giai đoạn 2020-2023, các giải pháp chính sách tài chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được ban hành với tổng trị giá trị của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuê đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng và dự kiến đối.
Đáng chú ý, những giải pháp đã ban hành và thực hiện từ đầu năm 2024 là khoảng 68 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024 khoảng 25 nghìn tỷ đồng; Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoảng 42,5 nghìn tỷ đồng; Giảm phí, lệ phí khoảng 100 tỷ đồng.
Theo Chính phủ, việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với đại dịch COVID-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp khó khăn. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5%. Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo; sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...
Ở trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ cho rằng, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho năm 2024 như: Tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%; gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 110/2023/QH15, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024) và giao Chính phủ tổ chức, thực hiện.
Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm 2024 giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng (khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng).
Trong 3 tháng đầu năm 2024, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 khoảng 11,488 nghìn tỷ đồng. Ngoại trừ tháng 2 có kỳ nghỉ Tết, bình quân tháng 1 và tháng 3 số thuế GTGT ở khâu nhập khẩu giảm vào khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng và dự kiến khâu nội địa khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.
Về hình thức thực hiện, Chính phủ kiến nghị đưa nội dung tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 tại Nghị quyết của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV (tương tự như đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 6).
Tại cuộc họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB lưu ý: Dư địa chính sách tiền tệ, giảm lãi suất không còn nhiều. Trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chi tiêu tài khóa và đầu tư sẽ là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024. Do đó, thay vì chính sách tiền tệ, chuyên gia của ADB khuyến nghị, cần thêm các chính sách kích thích tăng trưởng, ví dụ như chính sách tài khóa. Các chuyên gia cũng khuyến nghị nên tiếp tục kéo dài thời gian giảm thuế GTGT hàng thiết yếu nội địa để tăng nhu cầu chi tiêu.
-
Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớnThúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, xe điện ngày càng sạch, bền vững hơnKhông khí ô nhiễm, cần cấp bách chuyển sang phương tiện dùng điệnPin năng lượng mặt trời có thể thu nước trong khí quyển để tự làm mátPhuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển ASEAN: Cảng không xanh hóaNuôi cừu trong trang trại điện mặt trời, điều bất ngờ xảy raCEO Mai Kiều Liên: Điều gì cần thiết, phục vụ cho xã hội, Vinamilk sẽ làmTạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồnXe điện mini Trung Quốc giảm giá kịch khung vẫn chào thua VinFast VF3
下一篇:Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Cần sớm xây dựng danh mục phân loại xanh, thúc đẩy thị trường tài chính xanh
- ·Đóng cửa nhà máy cuối cùng, quốc gia đầu tiên chấm dứt 142 năm điện than
- ·Mất điện nhiều ngày sau bão, xe điện trở thành 'cứu tinh' của người Mỹ
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Xanh SM ra mắt nền tảng Xanh SM Bike Platform cho tài xế xe máy điện VinFast
- ·Mất điện nhiều ngày sau bão, xe điện trở thành 'cứu tinh' của người Mỹ
- ·Mercedes nổi bật trong danh sách xe điện hạng sang phân phối tại thị trường Việt
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Một đơn vị xử lý rác ở Phú Thọ xả khí thải gấp 23 lần mức cho phép
- ·Doanh nghiệp mang 8.000 sản phẩm xanh đến Diễn đàn Kinh tế TP.HCM
- ·Tesla hé lộ công nghệ sạc ô tô điện không dây
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Mỏ khoáng sản ở Tuyên Quang được cấp phép 9 năm vẫn chưa đưa vào khai thác
- ·Nhiều quốc gia triển khai các sáng kiến giảm thiểu bao bì nhựa
- ·Các ông lớn ô tô tăng gấp đôi lượng xe lai điện
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
- ·Việt Nam tham gia Hội nghị COP13 và Cuộc họp MOP36 về bảo vệ tầng Ozone
- ·Vì sao ngày càng nhiều người chuộng xe điện hơn xe xăng?
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc
- ·BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh
- ·Tại sao hợp tác quốc tế trong cắt giảm khí mê
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Công nghệ giảm phát thải mê
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Việt Nam tham gia Diễn đàn Mạng lưới Sáng kiến Seoul Tăng trưởng Xanh lần thứ 19
- ·Sa Pa trồng 400 cây hoa trong ngày ra quân vì môi trường
- ·Chiến dịch Mùa hè Xanh 2024 đã làm được gì cho hàng chục nghìn người dân?
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Xe điện mini Trung Quốc giảm giá kịch khung vẫn chào thua VinFast VF3
- ·Phát triển 1 triệu héc
- ·Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Ngành thủy sản và chăn nuôi ‘căng mình’ với kinh tế xanh