当前位置:首页 > La liga > 【bd du doan hom nay】Chăn nuôi an toàn sinh học

【bd du doan hom nay】Chăn nuôi an toàn sinh học

2025-01-26 02:48:24 [La liga] 来源:88Point

Thực hiện dự án “Chăn nuôi heo,ănnuiantonsinhhọbd du doan hom nay gà tập trung trên nền đệm lót sinh học và xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.

Thực hiện mô hình nuôi heo bằng biogas, bà Huỳnh Thị Hạnh đã tích cực giảm ô nhiễm môi trường vì chất thải trong chăn nuôi.

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án Nguyễn Hoàng Chiến cho biết: “Mục tiêu ban đầu của dự án là nhằm giúp người chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, bổ trợ cho Đề án 1.000 của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, giúp cho người nuôi cũng như người tiêu dùng giải quyết bài toán về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường”.

Hiệu ứng ban đầu của dự án nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Bởi tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện rõ nét. Ông Nguyễn Văn Lộc, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, bày tỏ: “Gia đình tôi có nghề truyền thống nuôi gà lâu năm nên cũng nhận biết nuôi gà gây mùi hôi thối cho môi trường. Khi được các kỹ sư hướng dẫn và hỗ trợ nuôi gà bằng đệm lót sinh học, tôi đồng ý ngay vì khắc phục những nhược điểm trên. Ngoài ra, khi nuôi theo mô hình mới cũng giúp cho tôi tăng thêm nguồn thu nhập từ phân gà, bã trấu thu từ chuồng sau thời gian chăn nuôi”.

Còn bà Huỳnh Thị Hạnh, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cũng đã tham gia mô hình nuôi heo bằng mô hình biogas để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc. Bà Hạnh bày tỏ: “Tôi nuôi heo không nhiều nhưng vẫn áp dụng mô hình đệm lót cho an toàn, tránh làm phiền hàng xóm vì mùi hôi. Mô hình này thật sự lợi ích, vì sau thời gian nuôi có thể sử dụng lượng phân lắng xuống để bón cho cây, nước thải thì tận dụng nuôi cá trong ao mương”.

Chính vì nhận được sự hưởng ứng tích cực mà dự án đã chuyển giao cho 300 hộ dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học; 500 hộ nuôi gà áp dụng chế phẩm xử lý mùi hôi môi trường từ đệm lót; 200 hộ nuôi heo tham gia xây dựng công trình khí sinh học theo quy chuẩn của ngành chức năng quy định.

Theo ông Chiến, việc áp dụng phương thức nuôi trên đệm lót lên men giúp giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ nuôi sống một cách đáng kể. Hơn nữa, chăn nuôi trên đệm lót sinh học không phải quét dọn phân, thay chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi nên giảm tối đa công lao động. Chính vì vậy, dự án đã mang đến hiệu quả nhiều mặt. Đó là tính thích hợp so với truyền thống chăn nuôi lâu đời của người dân; phù hợp với xu thế hiện đại là chăn nuôi thân thiện môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xã hội của dự án là giúp giải phóng được sức lao động cho người chăn nuôi.

Nhiều bài học kinh nghiệm 

Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học cũng mang đến nhiều hiệu quả tích cực, nhất là người chăn nuôi không phải nhọc công tắm rửa cho heo 2 lần/ngày, tiết kiệm được nước và chi phí điện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến cũng vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Khi thực hiện mô hình, người dân cần phải tập trung đủ lượng nguồn nguyên liệu làm chất đệm lót đạt mức yêu cầu là 60cm; mật độ nuôi heo phải đạt 1,2m/con heo. Trong khi đó, nguồn cung cấp chất độn lại rất khan hiếm, nhất là mùn cưa rất ít, lại tập trung ở xa nên khó vận chuyển. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi không thể đáp ứng theo yêu cầu này, mà phải dùng thay thế mùn cưa bằng 100% trấu. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít không sử dụng hết công suất đệm lót, gây lãng phí kinh phí đầu tư. Vả lại, đặc điểm khí hậu của tỉnh thường xuyên chịu không khí nóng nên nhiệt độ của đệm lót luôn cao, tăng nhiệt độ chuồng nuôi, gây khó chịu cho đàn vật nuôi, nhất là mùa nắng.

Không chỉ vậy, kinh phí thực hiện các mô hình là không nhỏ, với hơn 4 triệu đồng/mô hình nuôi heo đệm lót và gần chục triệu đồng/mô hình nuôi heo gắn với công trình khí sinh học… Do đó, vẫn còn nhiều hộ ngán ngại với nguồn chi phí đối ứng này. “Chúng tôi đã đưa ra giải pháp chống nóng cho vật nuôi như: che chắn, trồng cây xanh quanh khu vực nuôi, gắn hệ thống quạt làm mát, tưới phun sương. Tuy nhiên, những giải pháp này lại kéo theo tăng chi phí cho người nuôi nên mô hình này kém khả thi nhất trong quá trình thực nghiệm”, ông Chiến cho hay.

Nói về ưu điểm của việc áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đa số các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đều đánh giá là hạn chế nhiều loại dịch bệnh, về lâu dài chi phí đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống. Đặc biệt, mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn nên môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm. Mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ mới như dự án ứng dụng đã tăng sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời, cho xuất chuồng sớm từ 10-15 ngày, giảm ngày công lao động, giảm mùi hôi phân từ 70-80%, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giúp các địa phương thuận lợi phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读