【ket quabongda】Quản lý thuế theo rủi ro để ngăn ngừa gian lận

 人参与 | 时间:2025-01-27 01:31:33
Quản lý thuế theo rủi ro để ngăn ngừa gian lận
Việc áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật. Ảnh tư liệu

Phương thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, quản lý rủi ro tuân thủ (QLRRTT) là phương thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Khi số lượng người nộp thuế (NNT) tăng nhanh, đặc biệt là khi áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân; quy mô hoạt động của NNT ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế, trong khi cơ quan thuế không có đủ nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và kỹ thuật để quản lý tất cả NNT.

Việc cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro (QLRR), quản lý tuân thủ để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với NNT. Do vậy, việc triển khai áp dụng QLRRTT là cần thiết đối với cơ quan Thuế.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, việc áp dụng QLRRTT trong quản lý thuế tại Việt Nam góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan thuế, NNT và cộng đồng xã hội trong việc cải cách quản lý thuế theo hướng minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, giảm chi phí quản lý thuế và chi phí tuân thủ của NNT.

Áp dụng QLRRTT cũng góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT, tiết kiệm đáng kể chi phí, nguồn lực con người. Xác định đúng đối tượng cần kiểm tra, thanh tra thuế, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong việc lựa chọn đối tượng, đảm bảo tính khách quan, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ tốt các quy định pháp luật, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Dựa trên kết quả áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, kết quả thanh tra, kiểm tra NNT tại cơ quan thuế các cấp đều tăng qua các năm (tăng bình quân từ 1,3 tỷ đồng lên gần 2 tỷ đồng/cuộc thanh tra/năm).

Ngoài ra, áp dụng QLRRTT sẽ tự động phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, không có sự can thiệp của con người trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn, rút ngắn thời gian phân loại hồ sơ hoàn, đảm bảo khách quan, công bằng trong phân loại hồ sơ hoàn thuế.

Áp dụng tự động cũng giúp theo dõi, quản lý chặt chẽ, sát sao tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ của NNT, hạn chế tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Mặc dù đạt được kết quả ban đầu, song Tổng cục Thuế cho biết, quá trình triển khai thực hiện áp dụng QLRR trong quản lý thuế hiện nay còn gặp nhiều bất cập, hạn chế. Nguyên nhân là do số lượng NNT ngày càng tăng, nhưng tổ chức bộ máy trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao chưa tương xứng; nguồn lực triển khai nhiệm vụ QLRR, quản lý tuân thủ còn hạn chế…

Nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế

Quản lý thuế theo rủi ro để ngăn ngừa gian lận
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, quản lý tuân thủ hiện đại, dựa trên phân tích rủi ro được xây dựng trên một số yếu tố cơ bản. Các yếu tố này có thể được phân thành bốn nhóm chính gồm: xây dựng cơ sở pháp lý; xác định các tiêu chí rủi ro và phương pháp phân tích rủi ro; xây dựng các nguyên tắc và quy trình hướng dẫn thực hiện; xác định các nội dung QLRR; xây dựng hệ thống ứng dụng cơ sở dữ liệu, phân tích và QLRRTT thuế.

Quản lý tuân thủ dựa trên rủi ro bắt đầu với hệ thống pháp luật chặt chẽ và đủ mạnh. Với việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại sẽ hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện phương pháp quản lý thuế mới dựa trên phân tích rủi ro này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép xử lý nhanh chóng một lượng lớn các thông tin, sàng lọc hiệu quả thông tin dựa vào các tiêu chí rủi ro đã được xác định trước và hỗ trợ việc đưa ra quyết định đối với trường hợp rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá rủi ro, phân tích tần suất và mức độ vi phạm pháp luật về thuế (nếu có), đánh giá mức độ tuân thủ của NNT, cơ quan thuế tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá rủi ro xác định mức độ quan trọng và tính cấp thiết của việc xử lý rủi ro để đề xuất, kiến nghị áp dụng biện pháp phù hợp xử lý rủi ro. Về cơ bản, cơ quan thuế thực hiện phân nhóm NNT như sau: Đối với nhóm NNT tự nguyện tuân thủ (rủi ro thấp), sẽ được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế,…

Với nhóm NNT luôn cố gắng tuân thủ (rủi ro trung bình) sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể. Những khách hàng luôn có xu hướng tránh né, không tuân thủ khi có cơ hội (rủi ro cao) thì cần được thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ. Những khách hàng hoàn toàn không tuân thủ (rủi ro rất cao) thì phải có các chế tài xử lý phù hợp.

Như vậy, yếu tố cốt lõi trong quản lý tuân thủ dựa trên rủi ro chính là phân loại NNT, thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp. Từ đó nâng cao ý thức tuân thủ của NNT, hướng đến tuân thủ tự nguyện.

Nhận diện rủi ro qua cơ sở dữ liệu

Tổng cục Thuế cho rằng, việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi xây dựng được một hành lang pháp lý vững chắc, xây dựng được cơ sở dữ liệu đảm bảo tính chính xác đầy đủ và kịp thời; xây dựng được Bộ chỉ số tiêu chí đảm bảo nhận diện được các dấu hiệu rủi ro đầy đủ và phải được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin phân tích dữ liệu lớn tự động.

顶: 37踩: 151