当前位置:首页 > Thể thao

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá istiklol】Vĩnh Phúc: Sẽ tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc và tìm kiếm đối tác phù hợp

vinh phuc se tap trung thu hut dau tu co chon loc va tim kiem doi tac phu hop

Ông Lê Duy Thành,ĩnhPhúcSẽtậptrungthuhútđầutưcóchọnlọcvàtìmkiếmđốitácphùhợthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá istiklol Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc được biết đến là tỉnh thu hút đầu tư mạnh của cả nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xin ông cho biết những điểm nổi bật trong thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc?

Sau 20 năm tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc. Từ xuất phát điểm với nhiều khó khăn, hạn chế ban đầu, đến nay Vĩnh Phúc đã vươn lên là một trong những tỉnh thành dẫn đầu về thu hút đầu tư. Nếu như năm 1998, tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) thì tính đến hết tháng 3/2017 tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 238 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 3,62 tỷ USD và 657 dự án DDI với vốn đăng ký trên 67 nghìn tỷ đồng. Trong đó có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản, Italia, Australia, Thái Lan, Đức như: Honda, Toyota, Piaggio, Japfa Comfeed, Prime, Partron Vina, thép Việt Đức, Sumitomo,...đã sản xuất ra những sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp chủ yếu cho ngân sách, gia tăng kim ngạch XK.

Công tác vận động thu hút các dự án ODA cũng luôn được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt và được đạt được nhiều kết quả quan trọng, lũy kế tổng vốn ODA đã đầu tư trên địa bàn tỉnh khoảng 177 triệu USD, kể cả các dự án do các bộ, ngành Trung ương làm chủ quản. Trong đó, vốn ODA do tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ quản trên địa bàn khoảng 123,7 triệu USD. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã kêu gọi thành công 3 dự án được nhà tài trợ chấp thuận bằng văn bản, dự kiến số vốn được vay khoảng 350 triệu USD. Các nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của tỉnh phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân, giảm ô nhiễm môi trường.

Ông có thể cho biết rõ hơn những đóng góp lớn của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc thời gian qua?

Là địa phương có vị trí địa kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư khá hấp dẫn, do vậy Vĩnh Phúc là điểm đến của nhiều nhà đầu tư FDI. Tính đến hết tháng 9/2017, Vĩnh Phúc đã thu hút được 253 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 3,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các nước vùng Đông Bắc Á. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu vào các nhóm ngành gồm sản xuất ô tô, xe máy, phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính; hàng may mặc, vật liệu xây dựng…

Trong 20 năm qua, khu vực FDI có vai trò rất quan trọng, là động lực cho phát triển, lan tỏa thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Trước hết, FDI là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách của tỉnh, làm tăng tổng vốn đầu tư xã hội. Năm 2016 vốn FDI đạt 4.490 tỷ đồng, chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư. Đây cũng là nguồn XNK chính của tỉnh. Năm 2016 kim ngạch XK đạt hơn 1,76 tỷ USD, chiếm trên 95% kim ngạch XK toàn tỉnh, kim ngạch NK đạt hơn 2,55 tỷ USD, chiếm 94% kim ngạch NK toàn tỉnh.

Đặc biệt, khu vực FDI là động lực, nguồn tăng thu ngân sách chính của tỉnh. Nếu như năm 1997, thu ngân sách của Vĩnh Phúc chỉ là 114 tỷ đồng và phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, thì đến năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được thu chi ngân sách và bắt đầu có đóng góp, điều tiết cho ngân sách Trung ương. Năm 2016 thu ngân sách vượt mốc 30.000 tỷ đồng (tăng gần 285 lần so với năm 1997), là một trong 13 địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương.

Bên cạnh đó, FDI là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi năng lực các ngành công nghiệp của tỉnh, có đóng góp chính trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương…

Đối với DN nội, tỉnh Vĩnh Phúc đã và sẽ có những chính sách nào để tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư trên địa bàn phát triển, thưa ông?

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để DN phát triển. Ngay từ khi mới tái lập, tỉnh đã thực hiện phương châm “Các nhà đầu tư đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của DN chính là thành công của tỉnh”, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những bước đi mang tính đột phá. Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu của cả nước ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển DNNVV. Tỉnh cũng đã thành lập 3 ban chỉ đạo (gồm Ban Chỉ đạo Xúc tiến đầu tư và Phát triển DN; Ban Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và Ban Chỉ đạo công tác dồn thửa đổi ruộng và giải quyết đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh) nhằm đẩy mạnh hỗ trợ DN và thu hút đầu tư, giải quyết khó khăn vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết tồn tại về chính sách đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân.

HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết để thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh nhằm tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo điều kiện hỗ trợ DN phát triển. UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ doanh nhân vào buổi chiều thứ 6 hàng tuần nhằm chủ động nắm bắt thông tin của DN và tích cực xử lý giải quyết tháo gỡ khó khăn cho DN theo thẩm quyền.

Với việc thực hiện nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ DN, từ năm 1997 đến nay, số lượng DN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, tính đến hết tháng 4/2017, tổng số DN dân doanh đăng ký trong tỉnh là 7.832 DN với vốn đăng ký đạt 60.820 tỷ đồng, trong đó, tỷ lệ DN đang hoạt động đạt khoảng 68%. Các DN trên địa bàn tỉnh đã đóng góp 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nộp ngân sách nhà nước hàng năm chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách; giá trị XK chiếm 13% tổng giá trị kim ngạch XK của tỉnh.

Mục tiêu của Vĩnh Phúc là phát triển bền vững gắn với bảo đảm an sinh xã hội. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào những lĩnh vực, công nghệ và đối tác như thế nào, thưa ông?

Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc và tìm kiếm đối tác phù hợp. Trước hết, sẽ xúc tiến và thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, kiên trì tìm kiếm và quyết liệt để thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực kinh tế, các dự án có quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư. Hạn chế những dự án có quy mô sử dụng đất lớn, giá trị gia tăng thấp. Kiên quyết không xúc tiến và thu hút những dự án sử dụng quá nhiều năng lượng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy và ngành công nghiệp điện tử, viễn thông; thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao như sản xuất, lắp ráp các thiết bị tin học, điện tử, sản xuất phần mềm, tự động hóa... để hình thành trung tâm kết nối phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư để đầu tư các dự án trọng điểm như xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế.

Tỉnh cũng sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đã và đang đầu tư thành công tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), EU, Mỹ và một số quốc gia Asean. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước có uy tín tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án.

Xin cảm ơn ông!

分享到: