Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: quochoi.vn Sáng 23/10, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dự phiên khai mạc Kỳ họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Tại phiên khai mạc, đáng chú ý, báo cáo tổng hợp ý kiến, KNCT và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cũng như báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết KNCT gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến cử tri Thừa Thiên Huế đã được đề cập.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh về các nội dung quan trọng mà Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định. Đó là về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; về công tác lập pháp; về hoạt động giám sát tối cao…
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ tham dự phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: quochoi.vn Tại phiên họp sáng nay, trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, KNCT và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và Nhân dân vui mừng về kết quả và ý nghĩa của Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa XIII; đồng thời đánh giá, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời chỉ đạo toàn diện các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác đối ngoại… đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Mặc dù vậy, báo cáo cho thấy, cử tri và Nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về nhiều vấn đề. Trong đó, cử tri Thừa Thiên Huế mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục tháo gỡ những khó khăn về vốn, thị trường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng nông sản; cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động; tăng giảm giá xăng dầu theo lộ trình, bình ổn giá phù hợp với từng giai đoạn. Đồng thời, trăn trở về việc bố trí, sắp xếp thực hiện chính sách đối với cán bộ không còn vị trí làm việc; một số cơ sở vật chất như trụ sở xã, thôn, tổ dân phố chưa được sử dụng còn lãng phí; kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết việc làm đối với các vùng nông thôn và lao động nghèo, trong đó cần tập trung vào giải quyết việc làm đối với đối tượng phụ nữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công nhân thất nghiệp, người lao động không có việc làm do tác động ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trên lĩnh vực giáo dục, cử tri mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo có các giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn để sớm khắc phục những bất cập trong việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa. Ngoài ra, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản; việc đóng cửa mỏ khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản đã hết thời hạn khai thác…
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và phản hồi theo quy định.
Các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu tài liệu tại phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: quochoi.vn Về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến KNCT gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến nay, 2.751 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,5 %.
Được biết, cử tri Thừa Thiên Huế cũng đã gửi nhiều kiến nghị đến Kỳ họp thứ 5. Điển hình như việc băn khoăn về tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; lo lắng về tình trạng các vụ án ma túy; một số mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc tại các siêu thị, chợ và các điểm buôn bán nhỏ lẻ, tự phát…Và các kiến nghị đã được các bộ, ngành cơ quan liên quan trả lời.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục tiến hành các nội dung theo chương trình Kỳ họp, đáng chú ý như, nghe báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2024 – 2026 ; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
顶: 2踩: 58436
【bảng xếp hạng fa】99,5 % kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lời
人参与 | 时间:2025-01-25 23:13:19
相关文章
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
- Hoàn thành xuất cấp hơn 1.728 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh
- Infographics
- 5 phút sáng nay 4
- Bộ trưởng gửi thư chúc mừng 25 năm Cục Quản lý công sản
- Sửa đổi một số thủ tục trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
- Tổng thống Mozambique và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm Việt Nam
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Thực hiện CPTPP, thu ngân sách nhà nước sẽ không bị tác động đột ngột
评论专区