【porto đấu với arouca】Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ tài chính

时间:2025-01-25 22:20:22 来源:88Point

Hội nghị ngành tài chính

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ,ềukếtquảtíchcựctrongthựchiệnnhiệmvụtàichíporto đấu với arouca Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và các bộ, ngành tham dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực.

Tổng thu NSNN ước đạt 563,5 nghìn tỷ đồng

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm 2017 được triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt thấp hơn so với mục tiêu đặt ra, ngành khai khoáng giảm mạnh, giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm…

Trong bối cảnh đó, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhân dân và của toàn ngành Tài chính, nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

Cụ thể, về công tác chỉ đạo, điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã chủ động trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 19/4/2017, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo điều hành, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn và tăng 14-16% so với số thực hiện thu năm 2016, thu từ hoạt động XNK vượt dự toán và tăng 5-7% so thực hiện thu năm 2016, tổ chức thực hiện chi NSNN đúng chính sách, chế độ, đúng dự toán được duyệt, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành NSNN năm 2017 theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, giữ bội chi và tổng mức vay của NSNN năm 2017 trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Trong điều hành, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2017, quản lý chặt chẽ các khoản thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế (cả đối tượng và địa bàn); đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, đã tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính, thuế, phí phù hợp với tình hình thực tế và cam kết hội nhập quốc tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho DN.

a hai
Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải trình bày báo cáo công tác tài chính - ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 và triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm. Ảnh: Đức Minh

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 6/2017, tổng thu NSNN ước đạt 563,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,5% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu nội địa đạt 45,6% dự toán, tăng 12,4%, không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại và thu bán vốn cổ phần sở hữu nhà nước đạt 45,5% dự toán, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016, cơ bản sát với tăng trưởng kinh tế.

Tổng chi NSNN ước đạt 582,96 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9% dự toán, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2016. Chi NSNN được tổ chức điều hành chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, trong phạm vi dự toán được giao và phù hợp với tiến độ thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, đã sử dụng khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng nguồn dự phòng NSTƯ, chủ yếu để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai. Cân đối NSTƯ và ngân sách các cấp địa phương 6 tháng đầu năm được đảm bảo; trong đó bội chi NSTƯ bằng khoảng 43,5% dự toán.

Tích cực thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại NSNN, nợ công

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, về công tác hoàn thiện thể chế, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) và cho ý kiến về Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 1 nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 25 đề án; đã ban hành theo thẩm quyền 61 thông tư. Trong triển khai thực hiện, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản, chính sách, chế độ mới; tăng cường đối thoại, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về thuế cho DN và người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ với 47 nhóm nhiệm vụ, 87 giải pháp và 175 sản phẩm đầu ra; chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã thực hiện rà soát 270 TTHC thuộc phạm vi quản lý (trong đó: hải quan 178 thủ tục, thuế 28 thủ tục, công sản 56 thủ tục...), đơn giản hoá hoặc bãi bỏ các TTHC không cần thiết; phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan thực hiện rà soát trên 400 văn bản có quy định TTHC hải quan...

toan canh hoi nghi
Toàn ảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, tái cơ cấu DNNN, đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

Đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại NSNN, nợ công, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 về chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Quản lý nợ công sửa đổi; trình Chính phủ ban hành các nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với các địa phương; đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính các dự án trong lĩnh vực y tế; phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018 và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017.

Đồng thời, tích cực triển khai các giải pháp huy động vốn. Tiếp tục cơ cấu lại nợ trong nước theo hướng đa dạng hóa các nhà đầu tư TPCP, tập trung phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên để kéo dài kỳ hạn trái phiếu (kỳ hạn phát hành TPCP 6 tháng đầu năm bình quân là 14,1 năm, lãi suất bình quân khoảng 6,3%/năm). Tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh, trong 6 tháng đầu năm chỉ thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ mới để phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, không thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ mới cho các dự án đầu tư vay vốn trong và ngoài nước. Kiểm soát chặt chẽ bội chi và vay nợ của NSĐP trong phạm vi Quốc hội cho phép./.

Hoàng Yến

相关内容
推荐内容