Thủ tướng New Zealand John Key (phải) bắt tay Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng sau lễ ký ngày 4/2 (Ảnh: AP)Lễ kí kết có sự hiện diện của nhiều Bộ trưởng Thương mại hoặc Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia thành viên. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng dẫn đầu cũng đã đặt bút kí. Cùng ngày,ệtNamchínhthứcđặtbútkýHiệpđịkq ânh Bộ Công Thương đã công bố toàn văn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương bằng 4 thứ tiếng gồm: Tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha trên trang web của Bộ. Hiệp định TPP không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp Nhà nước. TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia (bao gồm Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Australia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam), được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước. Một khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Quá trình đàm phán TPP được khởi động từ tháng 3/2010 và chính thức hoàn tất đàm phán vào tháng 10/2015 và được xem là FTA thế kỷ, lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Việt Nam được đánh giá là trong nhóm quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định thương mại này khi GDP Việt Nam có thể tăng trưởng từ 8 - 10% trong 15 năm tới. Quang cảnh lễ ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP tại thành phố Auckland, New Zealand.Thách thức của TPP đối với ngành KH&CN được đánh giá là rất lớn. Trong Hiệp định TPP, có hai vấn đề chính liên quan tới KHCN đó là những yêu cầu đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) và chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa. Về SHTT, cơ chế xử phạt còn quá nhẹ, chưa có những quy định xử lý bằng hình sự các vụ việc xâm phạm quyền SHTT, bên cạnh đó vấn đề bảo hộ đối với dược phẩm, trong đó vấn đề gay cấn nhất là bảo hộ cơ sở dữ liệu thử nghiệm. Về lĩnh vực chất lượng sản phẩm hàng hóa, các vấn đề về tiêu chuẩn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thông quan ở các cửa khẩu cũng là một thách thức không nhỏ. Đáp ứng những yêu cầu này, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và có các tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực và có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia để đảm bảo quá trình đơn giản hóa thủ tục hải quan, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường cũng như xuất khẩu. Uyên Chi ( tổng hợp) TPP-Cơ hội vàng để tái cơ cấu ngành chăn nuôi |