当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Tháo gỡ nhiều vướng mắc về hóa đơn điện tử 正文

【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Tháo gỡ nhiều vướng mắc về hóa đơn điện tử

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 16:04:16

* PV: Thưa bà,áogỡnhiềuvướngmắcvềhóađơnđiệntửkết quả cúp quốc gia đan mạch Thông tư 68/2019/TT-BTC (TT 68) hướng dẫn chi tiết Nghị định 119/2018/NĐ-CP (NĐ 119) của Chính phủ quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được Bộ Tài chính ban hành, điều này có ý nghĩa như thế nào với cộng đồng DN?

CCuc
Bà Nguyễn Thị Cúc

- Bà Nguyễn Thị Cúc:NĐ 119 có hiệu lực từ 1/11/2018, nhưng chưa thể thực hiện được do chưa có thông tư hướng dẫn. Sau khi lấy ý kiến cộng đồng DN, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành TT 68 hướng dẫn chi tiết NĐ 119. Có thể nói, đây là vấn đề mới, phức tạp, liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của cơ quan thuế, cũng như của các DN, vì vậy khi lấy ý kiến cũng có nhiều phản hồi khác nhau.

Trong quá trình soạn thảo, ban soạn thảo cũng đã tiếp thu nhiều ý kiến để phù hợp với NĐ 119, cũng như điều kiện cụ thể của DN. Do đó, việc ban hành Thông tư có chậm hơn so với các thông tư khác. Tuy nhiên, đến hôm nay thông tư cũng đã được ban hành, chứ không phải chờ đến các văn bản hướng dẫn về HĐĐT, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế sửa đổi. Điều này sẽ giúp cho DN không phải chờ đợi, nghe ngóng xem khi nào có thể áp dụng HĐĐT.

* PV: Được biết, bà đã tham gia nhiều hội nghị tập huấn về chính sách thuế cho DN, cũng như các cuộc hội thảo góp ý cho dự thảo của thông tư này, những vướng mắc mà DN kiến nghị liên quan đến HĐĐT là gì?

- Bà Nguyễn Thị Cúc:Khi lập HĐĐT thường xảy ra trường hợp ngày lập hóa đơn khác với ngày người bán ký số, ký điện tử. Tại hội thảo lấy lý kiến do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, không chỉ có DN, mà cả các đơn vị cung cấp dịch vụ về HĐĐT cũng vướng mắc về vấn đề này. Theo hướng dẫn của TT 68, thời điểm lập HĐĐT được xác định theo thời điểm người bán ký, ký điện tử. Như vậy, vướng mắc về thời gian xuất HĐĐT đã được xử lý.

Thứ hai, trong nội dung trên HĐĐT có các ký tự về số, đối với các hóa đơn của DN có yếu tố nước ngoài lập; ví dụ như các dấu chấm, dấu phẩy… thì TT 68 hướng dẫn rất cụ thể, đó là mã ký hiệu ngoại tệ thì phải theo chuẩn mực quốc tế. Quy định này rất rõ ràng, tránh có những cách hiểu khác nhau.

Một điểm nữa trong nội dung HĐĐT, đó là xác định đối tượng áp dụng HĐĐT thông thường và đối tượng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. TT 68 đã hướng dẫn rất cụ thể trường hợp có rủi ro về thuế sẽ bắt buộc phải áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Mặt khác, thông tư cũng hướng dẫn như thế nào là rủi ro về thuế: Đó là DN có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng, không chứng minh được quyền sở hữu tài sản hợp pháp (nhà máy, kho hàng, hầm mỏ…); DN kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tài nguyên; có giao dịch qua ngân hàng có những hành vi đáng ngờ (có dấu hiệu rửa tiền); bỏ địa chỉ kinh doanh… Đây là những tiêu chí rất cụ thể để xác định DN nào thuộc đối tượng rủi ro cao về thuế, từ đó cơ quan thuế thông báo cho DN sẽ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế ngay từ đầu. Quy định này rất cụ thể, rõ ràng để các DN thực hiện, tránh những vướng mắc sau này.

Ngoài ra, với những HĐĐT không có chữ ký của người mua cũng được thông tư hướng dẫn rất cụ thể, được liệt kê hóa. Ví dụ, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài, hóa đơn điện nước… sẽ không cần chữ ký của người mua; hoặc trong nội dung HĐĐT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt thực hiện theo từng phần, từng hạng mục công trình bàn giao; hoặc xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ thì không cần phải ghi cụ thể giá trị công trình hoàn thành bàn giao trên hóa đơn.

Một nội dung khác trong thông tư đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đó là trong trường hợp HĐĐT có sai sót như về địa chỉ, mặt hàng… nhưng không sai mã số thuế thì người bán trao đổi với người mua để sửa đổi nội dung ghi trên hóa đơn, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế trên hệ thống, không phải lập lại hóa đơn điều chỉnh như quy định trước đây. Trường hợp ghi sai cả mã số thuế, thuế suất thì hai bên cùng trao đổi và thông báo với cơ quan thuế để hủy hóa đơn, lập lại hóa đơn mới… Có thể nói, việc xử lý hóa đơn có sai sót đối với HĐĐT được hướng dẫn cụ thể hơn trước đây rất nhiều, điều này vừa cải cách giảm thiểu thủ tục hành chính, nhưng cũng đảm bảo được tính chính xác của hóa đơn.

Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu HĐĐT đối với người nộp thuế cũng được quy định cụ thể tại thông tư theo từng đối tượng rất rõ ràng: Chuyển theo bản tổng hợp cùng thời điểm nộp tờ khai thuế GTGT, chuyển trực tiếp… đây là điều DN vẫn đang chờ hướng dẫn.

* PV: Một nội dung mà cộng đồng DN cũng rất quan tâm, đó là thời điểm nào người nộp thuế phải áp dụng HĐĐT? Theo NĐ 119 thì từ 1/11/2020 tất cả các DN phải chuyển sang áp dụng HĐĐT. Luật Quản lý thuế sửa đổi lại quy định từ 1/7/2022 mới phải áp dụng HĐĐT. Vậy thời gian chuyển tiếp này sẽ thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thị Cúc:Đúng là thời hiệu áp dụng HĐĐT hiện nay cũng là một vấn đề DN rất quan tâm. Theo NĐ 119, thì đến 1/11/2020 các DN phải chuyển sang sử dụng HĐĐT. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2020), thì điều khoản về HĐĐT, chứng từ điện tử được áp dụng từ ngày 1/7/2022. Cho nên, một số DN đang có ý chờ đợi đến 1/7/2022 mới áp dụng HĐĐT. TT 68 cũng khẳng định lại thời hiệu, thời gian chuyển tiếp, phù hợp với NĐ 119, phù hợp với các nghị quyết của Chính phủ. Ví dụ, đối với người nộp thuế thuộc các địa bàn có hạ tầng công nghệ thông tin tốt (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…) thì đẩy nhanh áp dụng HĐĐT trước 1/11/2020.

TT 68 (có hiệu lực 14/11/2019) cũng nêu rất cụ thể, đó là sau ngày 14/11/2019 các quy định khác hiện hành về hóa đơn theo Nghị định 51, Nghị định 04 vẫn có hiệu lực thi hành. Nhưng đến 1/11/2020 thì tất cả các văn bản quy định về hóa đơn trước đây sẽ không còn hiệu lực, phải thực hiện theo TT 68.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Nhật Minh (thực hiện)

标签:

责任编辑:World Cup