【bóng đá na uy hôm nay】180.000 tỷ đồng nợ xấu đã được cơ cấu lại
Ngày 1/11,ỷđồngnợxấuđãđượccơcấulạbóng đá na uy hôm nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã trình bày trước Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng được các Đại biểu Quốc hội nêu ra.
Cuối năm, không lo lạm phát do tăng trưởng tín dụng
Thống đốc NHNN cho biết: Trong 10 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng mới gần 3%, nhưng cả năm 2012 tăng trưởng tín dụng đạt được 8,9%. Năm 2013, 10 tháng tăng trưởng tín dụng đạt 6,8%, nếu tính cả phần dư nợ tín dụng đã được xử lý thông qua trích lập dự phòng rủi ro và mua bán nợ của công ty mua bán nợ thì thực tế tăng trưởng tín dụng mới của nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm đã tăng ở mức 7,89%.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, với kết quả đạt được trong những tháng vừa qua, có cơ sở để tin rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 11-12% năm nay có thể đạt được.
Về ý kiến Đại biểu Quốc hội lo ngại yếu tố lạm phát, Thống đốc khẳng định đã có một số vốn tương ứng dự trữ để sẵn sàng cho việc tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm, do vậy không ảnh hưởng đến kế hoạch cung tiền và kiềm chế được gia tăng của lạm phát nếu tín dụng tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
Đối với tín dụng phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn, Thống đốc NHNN cho biết: Năm 2013 mức tăng trưởng tín dụng đạt trên 15% và cả năm có thể đạt 15% - 18%. Đặc biệt nợ xấu trong dư nợ tín dụng nông nghiệp và nông thôn cũng ở mức thấp là 3% so với tỷ lệ 4,64% của toàn hệ thống.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu tại phiên họp Quốc hội ngày 1/11. Ảnh: TTXVN |
Hơn 300.000 tỷ đồng nợ đã được cơ cấu lại
Thống đốc NHNN cũng dành phần giải trình chi tiết về chủ đề nợ xấu, vốn được nhiều Đại biểu Quốc hội đề cập trong thời gian vừa qua. Theo Thống đốc, thời gian vừa qua nợ xấu đã được xử lý theo 3 cách.
Cách thứ nhất là cho phép các tổ chức tín dụng cơ chế mới để cơ cấu lại nợ. Đến nay, tổng số nợ đã cơ cấu lại lên tới trên 300.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. Trong số này có tới khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại thì đã trở thành nợ xấu, và khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ lên trên 6%.
Hình thức xử lý nợ xấu thứ hai là bằng nguồn dự phòng rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro. Trong năm 2012, toàn hệ thống ngân hàng đã trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 70.000 tỷ. 9 tháng đầu năm nay thêm 32.000 tỷ và theo kế hoạch trong năm nay sẽ trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn này khoảng 70.000 tỷ. Như vậy nếu căn cứ vào các con số mà chúng ta đã tiến hành là chúng ta đã xử lý nợ xấu trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 là xấp xỉ 100.000 tỷ. 100.000 tỷ này nữa cộng vào là khoảng hơn 3% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.
Cách thứ ba là qua Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Đến nay, công ty đã mua được 10.000 tỷ nợ xấu. Theo Thống đốc, nếu như không triển khai các giải pháp nêu trên thì nợ xấu của toàn hệ thống đã tăng thêm khoảng 10%.
Tuy nhiên, Thống đốc NHNN cũng cho rằng, để xử lý được nợ xấu thì phải có những giải pháp đồng bộ hơn nữa. Cụ thể như nếu giải quyết được nợ đọng trong XDCB thì cũng góp phần giải quyết được khoảng hơn 3% nợ xấu.
VAMC sẽ tạo ra thị trường mua bán nợ tập trung
Về việc xử lý nợ của VAMC, Thống đốc cho biết: Công ty này không sử dụng tiền của ngân sách. Các khoản nợ sau khi VAMC mua lại sẽ được tiến hành cơ cấu, đưa các lãi suất cao trước đây về mặt bằng lãi suất hiện nay, giảm bớt khó khăn cho DN. Ngoài ra, tính chất nguồn vốn, thời hạn cho vay cũng được cơ cấu lại, đảm bảo cho DN tiếp tục hoạt động trong thời gian tới. Việc bán nợ xấu cũng đem lại thuận lợi cho ngân hàng để có thêm nguồn vốn đưa vào kinh doanh.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, mục tiêu của VAMC là mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm nay và có thể lên đến 100 - 150 nghìn tỷ đồng trong năm 2014. Các khoản mua nợ đã được cơ cấu lại và thông qua các cơ quan của nhà nước nhanh chóng hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để tạo ra một thị trường mua bán nợ tập trung cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Thống đốc NHNN cũng cho biết, có rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế quan tâm để mua lại các khoản nợ này. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế chặt chẽ vừa có thể xử lý được nợ xấu nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư trong nước cũng như cho phát triển nền kinh tế đất nước./.
Dương An
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/130e799626.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。