【mu vs ac milan】Tạo đà cho công nghiệp
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:35:09 评论数:
Tín hiệu tích cực từ PMI
Theạođàchocôngnghiệmu vs ac milano kết quả vừa được IHS Markit công bố, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam tháng 1/2020 đạt 50,6 điểm. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng với tốc độ vừa phải. Sản lượng ngành sản xuất giảm, nhưng tốc độ giảm vẫn nhẹ. Số lượng nhân công tăng nhẹ trong tháng 1. Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã lấy lại được đà tăng nhưng vẫn còn thấp, trong khi giá cả đầu ra tăng nhẹ tháng thứ hai liên tiếp.
Lĩnh vực sản xuất dự báo có sự tăng trưởng tốt trong năm 2020 |
Theo báo cáo của IHS Markit, chỉ số PMI cho thấy, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất vào đầu năm 2020 tiếp tục cải thiện ở mức khiêm tốn.
Nhân tố hỗ trợ cải thiện các điều kiện kinh doanh tổng thể là số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng ở mức vừa phải. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong tháng 12. Đáng chú ý, mức độ lạc quan về triển vọng sản xuất 12 tháng vào đầu năm đã cải thiện và là mức cao nhất trong 3 tháng.
Đại diện IHS Markit đánh giá, chỉ số PMI mới nhất của Việt Nam cho thấy những thông tin tích cực về số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất. Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2020, từ đó hỗ trợ tăng trưởng ấn tượng trong toàn bộ nền kinh tế.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới trong tháng 1 đạt gần 8,3 nghìn DN, tuy giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tổng vốn đăng ký tăng mạnh (76,8%), cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Ngành sản xuất tăng tốc
Giai đoạn 5 năm (2016 – 2020), nền kinh tế Việt Nam đứng vững trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu nhiều thách thức nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Nga (Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), để duy trì đà phát triển và đạt được các chỉ tiêu đặt ra, cần nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở cải thiện môi trường kinh doanh, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Trong nội dung chỉ đạo các bộ, ngành, DN thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án công nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, cùng các bộ, ngành theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường, có phương án, kịch bản, giải pháp điều hành cụ thể, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng theo mục tiêu đề ra.
Để nâng cao sức cạnh tranh, các DN sản xuất cần chủ động trước cơ hội, thách thức, để thích nghi với sự thay đổi và diễn biến thị trường, ứng phó với những biến động của tình hình trong nước và thế giới. |