【ket qua bong đá trực tuyến】Phát huy hiệu quả kinh tế hợp tác

时间:2025-01-10 01:52:22 来源:88Point

Báo Cà MauNhờ mạnh dạn cơ giới hoá sản xuất nên sản xuất của tổ hợp tác mang lại hiệu quả cao.

Được mệnh danh là “tỉnh Cà Mau thu nhỏ”, huyện Trần Văn Thời có tất cả các thế mạnh kinh tế của vùng đất cực Nam Tổ quốc. Trong đó, nổi bật vẫn là vùng trồng lúa 2 vụ lớn nhất tỉnh (khoảng 27.000 ha/hơn 35.000 ha), mang lại hiệu quả và thu nhập ổn định cho người dân ngay trên vùng đất phèn mặn.

Khá giả nhờ lúa 2 vụ

Trước năm 1990, kinh tế nông nghiệp chủ yếu của người dân Trần Văn Thời là làm 1 vụ lúa mùa/năm. Vùng đất nhiều phèn và bị ảnh hưởng mặn đã khiến con người phải buông lời ca thán. Năng suất lúa không cao, người dân phải lo ăn từng bữa. Vậy mà đến nay, nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu, khá giả trên vùng đất này. Bộ mặt nông thôn và kinh tế của người nông dân nơi đây đang đổi thay từng ngày bằng chính cây lúa.

Ông Ba Tất rất phấn khởi khi được vào HTX Đồng Thuận cùng làm với bà con.

Xã Khánh Bình Tây Bắc nằm trong vùng đệm của rừng U Minh Hạ. Ðịa phương này nổi tiếng là vùng đất khó sống, sau chiến tranh nhiều năm đây vẫn là vùng đất hoang sơ. Những hộ gia đình vào đây sinh sống đều là những người tay trắng vào khai hoang, cải tạo đất lập nghiệp. Theo lời kể của những lão nông địa phương, trước đây làm lúa khổ trăm bề, đất thì rộng thẳng cánh cò bay, cá đồng thì chen chúc nhau sống dưới đồng ruộng, tuy nhiên, cây lúa trên vùng đất lung trũng này không hiệu quả.

Từ trung tâm xã Khánh Bình Tây Bắc đến ấp 1 không khó để nhận ra sự đổi thay của nông thôn. Những tuyến lộ liên xã đã được trải nhựa bóng láng, đường liên ấp cũng đã được bê-tông hoá, đi lại rất thuận tiện. Ðời sống người dân khấm khá trông thấy, ra đường ai cũng xe máy vi vu. Những ngôi nhà tường khang trang trải dài trên tuyến đường bê-tông kinh 84, những căn biệt thự nho nhỏ cũng không thiếu. Anh cán bộ xã cho tôi biết rằng, đất đai của bà con mình ở đây ai cũng vài héc-ta, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trồng giống lúa cao sản… nông dân chỉ làm lúa vài năm thôi có thể xây nhà tường rồi.

Ông Nguyễn Văn Tất (Mười Tất) năm nay đã 86 tuổi, là người lính sống và chiến đấu tại vùng đất này qua 2 thời kỳ. Sau giải phóng, ông về tham gia công tác và làm kinh tế tại địa phương nên bao thăng trầm, khó khăn của vùng đất này ông đều nắm rõ. Ông Mười kể: “Khổ lắm! Trước đây 1 năm làm được mươi giạ lúa 1 công (công lớn bằng 1.296 m2) là hạnh phúc rồi, không phải lo lúa ăn. Sau chiến tranh, ở đây thành lập Nông trường 402, nguồn thu của nông trường chủ yếu là cây lúa và cá đồng. Cá đồng hồi đó nhiều vô kể, nhưng không có giá trị kinh tế như bây giờ, chỉ dùng trong bữa ăn gia đình”.

Mốc đánh dấu sự đổi thay đời sống của người trồng lúa huyện Trần Văn Thời là từ năm 1990. Lúc này, người dân của huyện Trần Văn Thời chuyển qua làm lúa 2 vụ. Bà con xã Khánh Bình Tây Bắc cũng thực hiện chuyển, mỗi vụ cũng kiếm được 15-16 giạ/công. Ðến nay người nào làm lúa 40 giạ/công là bình thường.

“Làm lúa bây giờ cơ giới hoá hết rồi, ngay cả xịt thuốc người ta cũng làm máy. Khoẻ ru hà! Tôi đang trong HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ðồng Thuận (HTX Ðồng Thuận), ngay cả khâu bán lúa cũng chẳng phải lo, có người bao tiêu đến tận nhà mua. Một mình làm 7 công ruộng như chơi”, ông Mười hồ hởi chia sẻ.

HTX Ðồng Thuận ra đời năm 2014, có 82 hộ dân tham gia, với 297 ha. Qua hơn 1 năm đi vào hoạt động, năng suất lúa tăng cao, người dân có thêm thu nhập, ai ai cũng nức lòng. Ông Nguyễn Văn Ấu (Mười Ấu), Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Ðồng Thuận, cho biết: “Chúng tôi làm giống cao sản ST20, lúa vụ 2 vừa qua năng suất lúa tăng mạnh, đạt khoảng 40 giạ/công, cao hơn bên ngoài gần 5 giạ/công. Bà con trong hợp tác ai cũng phấn khởi”.

Theo ông Mười Ấu, nông dân bây giờ sướng lắm, không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nữa. Năng suất tăng đã sướng, mà chi phí còn giảm. Kỹ thuật canh tác được hỗ trợ từ xã, Phòng NN&PTNT huyện và các chi cục. Vào HTX các công đoạn đều có máy làm, thuê cơ giới cũng rẻ hơn rất nhiều vì hợp đồng làm đồng loạt với số lượng lớn, phân thuốc lấy giá sỉ.

Niềm vui của bà con trong HTX Ðồng Thuận cũng là niềm vui chung của rất nhiều bàn con trong các THT và HTX trồng lúa 2 vụ của huyện Trần Văn Thời.

Phát triển kinh tế hợp tác

Ông Sử Văn Minh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, thông tin, hiện trên địa bàn có 163 THT và 5 HTX đang làm ăn hiệu quả trong trồng lúa 2 vụ. Người dân vào làm trong THT và HTX, năng suất lúa cao hơn bên ngoài trung bình từ 0,5-0,7 tấn/ha. Chi phí thấp hơn 1 triệu đồng/ha. Hướng tới sẽ chọn phát triển kinh tế theo hình thức này để tăng hiệu quả. “Bà con làm lúa bây giờ mà dưới 6,5 tấn/ha là người ta buồn dữ lắm!”, ông Minh nói.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và phát triển kinh tế hợp tác, năng suất lúa hiện nay của huyện Trần Văn Thời đã tăng lên trung bình 6,9 tấn/ha (năm 2010 mới đạt trên 4 tấn/ha).

Ông Lưu Minh Nhựt, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, để giữ vùng trồng lúa và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, huyện kết hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: khép kín và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi; hỗ trợ kỹ thuật cho bà con; tập trung đưa cơ giới vào sản xuất... Ðặc biệt, huyện đang chỉ đạo tập trung phát triển kinh tế hợp tác, nhằm giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng.

Nhờ những hỗ trợ, tạo điều kiện để người nông dân tiến bước, thu nhập bình quân của người nông dân trên địa bàn huyện Trần Văn Thời không ngừng tăng. Năm 2010, mới chỉ đạt 13 triệu đồng/người/năm, năm 2014 tăng lên 23,6 triệu đồng và đến nay đã đạt 27,5 triệu đồng./.

Bài và ảnh: Khánh Hưng

推荐内容