游客发表
发帖时间:2025-01-12 13:20:53
Theo tin tức từ Người Đưa Tin, một cụ ông ở Iraq đã bắn chết 7 phần tử của lực lượng Nhà nước hồi giáo - khủng bố IS để trả thù cho cậu con trai 18 tuổi của ông đã bị nhóm khủng bố này hành quyết. Cụ ông 60 tuổi Basil Ramadan đã sử dụng một khẩu súng tiểu liên AK-47 lao vào bắn một nhóm phần tử IS trong một trạm kiểm soát của chúng tại Tikrit (một thành phố nằm phía bắc Baghdad hiện đang bị IS chiếm đóng) để trả thù cho con trai ông, trước khi ông bị IS bắn chết.
Con trai của ông Ramadan, Ahmed Basil mới 18 tuổi, là một trong 8 người bị IS hành quyết vào hồi tháng 1 do bị buộc tội xâm nhập tổ chức IS và làm gián điệp cho chính phủ Iraq. Khủng bố IS đã cho tung ra đoạn video hành quyết Ahmed Ramadan Basil và bảy người khác, tất cả đều được cho là nhân viên cảnh sát và bị cáo buộc là cung cấp thông tin của IS cho chính phủ Iraq.
Trả thù cho con trai, cụ ông bắn chết 7 phần từ khủng bô IS
Với tiêu đề "Ngày phán xét", những hình ảnh từ video của IS đăng tải lên mạng cho thấy 8 nạn nhân đều mặc quần áo màu cam giống như trang phục của phạm nhân ở nhà tù Guantanamo. Trong video Ahmad Basil bị cáo buộc cung cấp vị trí của các tay súng IS cho quân đội Iraq. Lãnh đạo của nhóm người bị hành quyết được đặt tên là chỉ huy Hossam Salah Bnosh. Truyền thông của IS đưa tin rằng, Bnosh và bảy sĩ quan khác đã cải đạo sang Hồi giáo Sunni và gia nhập vào IS.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập vào lực lượng an ninh của IS thì nhóm này bắt đầu thực hiện kế hoạch do thám cho chính phủ Iraq. Nhóm đã cung cấp thông tin cho chính phủ Iraq để tiến hành các cuộc không kích vào vị trí đóng quân của IS. Nhóm "tình báo viên" bị bịt mắt, tay bị còng ra sau và xếp thành hàng dọc theo mép con sông. Họ bị hành quyết bằng súng chứ không phải bằng dao như các con tin bị IS bắt cóc. Cha của Ahmed quá căm phẫn trước hành vi của IS nên đã tấn công vào trạm kiểm soát của IS để trả thù cho con trai.
Theo tin tức trên VnExpress, thị trấn Kobani của Syria giờ trởn nên hoang tàn, đổ nát, khiến đường về của những người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ trở nên xa xôi. Trẻ em người Kurd theo gia đình chạy nạn từ thị trấn chiến lược Kobani của Syria sang thị trấn Suruc, thuộc tỉnh Sanliurfa của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công và đánh chiếm hơn 300 ngôi làng của người Kurd, tộc người chiếm đa số ở đây.
Cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) vào thị trấn Kobani bắt đầu từ giữa tháng 9/2014 khiến người dân ở đây buộc phải rời bỏ nhà cửa tỏa đi khắp nơi để lánh nạn. Nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những trại tị nạn lớn nhất của cộng đồng người Kurd ở Syria.
Người tị nạn trở về Kobani sau khi khủng bố IS rút lui
Kobani có vị trí chiến lược trong kế hoạch tấn công của IS. Nếu chiếm được thị trấn này, IS sẽ kiểm soát được một dải dài biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Sau những trận không kích của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu và sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng dân quân người Kurd ở Syria nhằm đẩy lui bước tiến của IS, Kobani bị tàn phá nặng nề. Cả thị trấn giờ chỉ còn là đống đổ nát.
Mặc dù cuộc chiến chống IS để giành lại Kobani đã qua nhưng người tị nạn vẫn chưa về được nhà và phải chờ đợi vì thị trấn hoang tàn cần một thời gian dài để phục hồi và tái thiết.
Theo Zing News, các tay súng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tìm cách tới châu Âu thông qua việc lẩn vào nhiều nhóm người tị nạn. Đây là thông tin do một thành viên của IS tiết lộ với báo giới. Người đàn ông này, tên tuổi không được tiết lộ, cho biết các tay súng IS bí mật di chuyển bằng tàu biển, cùng hàng nghìn người tị nạn khác, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.
Khi tới nơi, chúng sẵn sàng tấn công khủng bố phương Tây để trả đũa các vụ không kích của phương Tây nhằm vào nhiều mục tiêu của IS ở Syria và Iraq. "Nếu ai đó tấn công tôi, chắc chắn tôi sẽ đánh trả," người đàn ông này nói với trang tin BuzzFeedNews.
Hơn 1,5 triệu người Syria đã tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Syria, nơi IS đang giành giật quyền lực với chính quyền Syria và các nhóm phiến loạn khác. Hàng nghìn người đã lên tàu biển đi tới Italy và nhiều nước châu Âu khác để xin tị nạn. Hai kẻ buôn người xác nhận rằng chúng giúp IS lọt vào châu Âu. Một trong số này nói rằng gã từng tổ chức cho 10 tay súng IS đi cùng một chuyến tàu. Người này cho biết: "Tôi gửi đi một số chiến binh muốn thăm gia đình của họ. Số khác muốn đến châu Âu để chuẩn bị".
Những người tị nạn Syria cập cảng Palermo, Italia
Gần 150.000 người Syria đã được cấp quy chế tị nạn ở châu Âu, kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến Syria trong tháng 3/2011. Số người nhập cư trái phép còn cao hơn thế, với 110.000 người nhập cư trái phép đã đi vào châu Âu riêng trong năm ngoái. Khoảng 1/3 số này là người Syria.
Theo sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris, nhiều cơ quan của châu Âu đã tăng cường nỗ lực chống lại những chiến binh IS muốn đi tới châu Âu. Tháng 10 năm ngoái, một nguồn tin tình báo Mỹ nói với tờ Bild am Sonntag của Đức rằng phía Mỹ chặn được nhiều hoạt động liên lạc giữa các chỉ huy của IS. Trong các cuộc trao đổi này, chúng bàn về việc gửi chiến binh tới châu Âu, trong vai người tị nạn.
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đã có hành động ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh cực đoan băng qua biên giới nước này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cho rằng giải pháp ngăn chặn triệt để tình trạng này chỉ diễn ra khi cuộc nội chiến Syria đã chấm dứt.
Theo VTC, Jordan chưa dám chắc một phi công của nước này bị IS bắt giữ làm con tin, hiện còn sống hay không. Trong một tuyên bố đưa ra hôm 2/2, người phát ngôn chính phủ Jordan, ông al-Momani cho biết, chính phủ nước này đã yêu cầu IS phải đưa ra bằng chứng cho thấy con tin này vẫn còn sống.
Phát biểu trước báo giới, ông al-Momani cho biết: “Các bằng chứng mà chúng tôi đã yêu cầu hiện vẫn chưa nhận được. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có bằng chứng nào cho thấy phi công al-Kassasbeh vẫn được an toàn. Do đó, chúng tôi tiếp tục yêu cầu IS đưa ra bằng chứng cho việc này”.
Phi công al-Kassasbeh bị khủng bố IS bắt giữ
Khủng bố IS đã yêu cầu Jordan nhanh chóng thả Sajida al-Rishawi, một phụ nữ người Iraq bị kết án tử hình tại Jordan do có liên quan đến cuộc tấn công khủng bố hồi năm 2005 nhằm vào một khách sạn, khiến 60 người thiệt mạng. Đổi lại, IS sẽ trả tự do cho trung úy al-Kassasbeh của Jordan, người bị tổ chức khủng bố này bắt giữ làm con tin trước đó.
Chính phủ Jordan cho biết, sẵn sàng thực hiện việc trao đổi tù nhân theo yêu cầu của IS để giải cứu cho phi công của nước này. Tuy nhiên, Jordan cũng muốn IS chứng minh con tin của nước này vẫn còn khỏe mạnh.
Theo Tiền Phong, trong các cuộc giao tranh, Quân đội Syria đã bắt giữ được một số vũ khí tự chế “rất chuyên nghiệp, nguy hiểm” của phiến quân Hồi giáo IS. Một trong những vũ khí tự chế đặc biệt nguy hiểm mà Vệ binh Cộng hòa Syria thu giữ trong một cuộc giao tranh ở gần Ayash, thành phố Deir Ez-Zor lớn thứ 7 Syria là xe thiết giáp chiến đấu do quân IS tự cải tiến có hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ tương đối tốt, được cho là đủ sức chống chịu đạn RPG-7 (Việt Nam hay gọi là B41).
Chiếc xe thiết giáp chiến đấu này được quân IS cải tiến kết hợp giữa khung thân xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và lắp bệ pháo phòng không ZU-23-2. Quanh bệ pháo được lắp các tấm thép cùng lưới mắt cáo (có thể chống đạn RPG) tạo nên tháp pháo khá chắc chắn, đáng tin cậy.
Tương tự, quanh thân xe được tăng cường các tấm thép cùng lưới mắt cáo bao bọc xe biến nó thành lô cốt kiên cố, có khả năng gây nguy hại lớn cho các phương tiện thiết giáp nhẹ, trực thăng, bộ binh Quân đội Syria trong các cuộc giao tranh.
Vũ khí tự chế vô cùng nguy hiểm của nhóm khủng bố IS
Thậm chí cửa hậu chiếc xe chiến đấu tự chế của quân IS cũng được bổ sung tấm giáp. Pháo ZU-23-2 tuy có tầm bắn thấp nhưng tốc độ bắn rất cao nên cực kỳ nguy hiểm với máy bay trực thăng, kể cả máy bay chiến đấu phản lực bay thấp. Quân đội Syria tại Deir Ez-Zor cũng thu được phương tiện chiến đấu tự chế nguy hiểm không kém khác đó là khung gầm xe tăng T-72 lắp pháo 23mm 4 nòng của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Cơ bản, phương tiện chiến đấu này cũng được bổ sung giáp lưới sắt để chống đạn RPG, nhưng tính năng bảo vệ cao hơn nhờ lớp giáp tăng T-72 khá dày. Ngoài ra, Quân đội Syria cũng thu giữ được một số vũ khí tự chế khác như xe ô tô bọc thép và pháo phản lực. Trong ảnh là xe jeep được bổ sung thêm các tấm giáp quanh cabin lái, trên nóc xe còn được lắp thêm đạn khói. Pháo phản lực tự chế của phiến quân Hồi giáo IS với những quả đạn ngoại cỡ, đuôi đạn khá dài.
Loan Nguyễn
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 23/1/2015相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接