Những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể Những mục tiêu này được tính toán hành động trong 15 năm tới ở các lĩnh vực quan trọng về con người và nhân loại. Cụ thể như sau: Con người: Chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức và mọi khía cạnh,ươngtrigravenhnghịsựvigravesựphaacutettriểnbềnvữlịch thi đấu cup liên đoàn anh phát huy tiềm năng, nhân phẩm của con người và tăng cường bình đẳng. Hành tinh: Bảo vệ hành tinh khỏi sự suy thoái, thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất bền vững, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và có những hành động cần thiết trong biến đổi khí hậu, từ đó có thể đáp ứng những nhu cầu cho hiện tại và các thế hệ trong tương lai. Thịnh vượng: Đảm bảo tất cả mọi người sẽ được sống một cuộc sống đầy đủ và thịnh vượng, sự phát triển của kinh tế - xã hội và công nghệ sẽ hài hoà với môi trường tự nhiên. Hoà bình: Thúc đẩy xã hội hoà bình, công bằng và rộng mở, không còn sợ hãi và bạo lực. Không thể phát triển bền vững nếu không có hoà bình, và ngược lại nếu không có hoà bình thì không thể phát triển bền vững. Đối tác: Huy động các phương tiện cần thiết để thực hiện Chương trình nghị sự này thông qua quan hệ đối tác toàn cầu mới vì sự phát triển bền vững, dựa trên tinh thần đoàn kết, với sự tham gia của tất cả các quốc gia, tất cả các bên liên quan và tất cả mọi người.
Tầm nhìn và các nguyên tắc Chương trình nghị sự đã đưa ra tầm nhìn cho giai đoạn 15 năm với định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các bước hành động tiếp theo. Các quốc gia thực hiện quyền làm chủ để đảm bảo Chương trình nghị sự được thiết lập và thực hiện ở cấp quốc gia. Quá trình xây dựng Chương trình nghị sự 2030 toàn cầu có sự tham gia toàn diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội, phản ánh tầm quan trọng của việc huy động người dân tham gia. “Lấy con người làm trung tâm” là một điểm quan trọng trong Chương trình nghị sự này. Từ nay đến năm 2030, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền con người và bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, đấu tranh đòi quyền bình đẳng trong và giữa các quốc gia. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất: Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tất cả các hình thức bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa các nhóm dân cư khác nhau. Phát triển tập trung vào văn hoá và bản sắc, tôn trọng và kết hợp kiến thức truyền thống, chú ý đến việc tham gia rộng rãi của công chúng, hoà nhập, trách nhiệm, không phân biệt đối xử, tôn trọng pháp luật, dân chủ, tiếp cận công lý, tiếp cận thông tin, vai trò tích cực của hệ thống an sinh xã hội và hợp tác quốc tế có hiệu quả. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, vì lợi ích của người dân trên toàn thế giới, cho các thế hệ hôm nay và ngày mai. Chương trình nghị sự đã đề ra tầm nhìn chiến lược mới, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại được sống trong một thế giới hoà bình, an toàn, công bằng tạo khuôn khổ và định hướng mới cho mọi quốc gia trong việc ứng phó các thách thức chung về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hàng tỉ người dân trên trái đất hiện nay vẫn đang sống trong tình trạng nghèo đói và đang chống lại với cái đói từng ngày. Số lượng này ngày càng tăng ở các mức độ khác nhau và không đồng đều giữa các quốc gia.Vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp ở người trẻ tuổi là mối quan ngại lớn. Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất hiện nay: Nhiệt độ ngày càng tăng, mực nước biển dâng cao, ngập mặn và những thay đổi khí hậu khác cũng đã và đang ảnh hưởng tới các khu vực gần biển, bao gồm rất nhiều các quốc gia đã phát triển và các quần đảo nhỏ đang phát triển. Tuy nhiên, đây là một cơ hội lớn. Trong khi các thế hệ đi trước, hàng triệu người đã phải chống chọi lại với nạn nghèo đói, thì ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và kết nối toàn cầu giúp cho việc trao đổi kiến thức xã hội, thông tin giữa các quốc gia trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn 15 năm trước, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được thông qua. Nó là một khung pháp lý quan trọng cho quá trình phát triển và có ý nghĩa với một số lượng lớn các quốc gia. Nhưng tiến trình này lại không thực sự phù hợp với một số quốc gia như Châu Phi, một bộ phận nhỏ các nước đã phát triển, một số quốc đảo nhỏ đang phát triển. Khung kết quả được thông qua có bước tiến xa hơn so với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Tiếp tục bám sát những ưu tiên phát triển như xoá nạn mù chữ, sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, an ninh lương thực và dinh dưỡng. Chương trình nghị sự mới 17 mục tiêu chung phát triển bền vững và 169 mục tiêu cụ thể được thông qua nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập và liên kết giữa các quốc gia, vì lợi ích chung của mọi người dân, cho thế hệ hôm nay và ngày mai. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên bố quốc tế về quyền con người, cũng như các văn kiện khác liên quan tới luật quốc tế và nhân quyền. Nâng cao vai trò trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng quyền con người và tự do cho mọi người dân, đấu tranh lại nạn phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tình dục… Tăng quyền và cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái là một trong những mục tiêu của sự phát triển bền vững. Phụ nữ và trẻ em gái cũng được hưởng chế độ giáo dục chất lượng, nguồn lợi kinh tế, đóng góp chính trị cũng như có được những cơ hội việc làm như nam giới, có quyền được lên tiếng và đưa ra quyết định ở mọi lĩnh vực. Chương trình nghị sự mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 và mang tính định hướng chiến lược trong 15 năm tiếp theo. Xem xét tình hình thực tế của mỗi quốc gia, năng lực và mức độ phát triển khác nhau, tôn trọng chủ quyền và chính sách quốc gia. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, trong đó duy trì lâu dài những vấn đề liên quan đến Luật Quốc tế. Đến năm 2030, chấm dứt nghèo đói ở mọi nơi dưới mọi hình thức. Chấm dứt tình trạng thiếu đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Giảm bất bình đẳng ở bên trong và giữa các quốc gia. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền, cơ hội cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Đảm bảo cuộc sống đầy đủ và khỏe mạnh, tăng cường phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi nhanh chóng các loại dịch bệnh như: Bệnh sốt rét, HIV/AIDS, bệnh lao phổi, bệnh viêm gan, Ebola và các loại bệnh dịch phổ biến khác. Xây dựng nền móng kinh tế vững mạnh ở các quốc gia, trong đó thúc đẩy nền kinh tế bền vững là một ưu tiên quan trọng, công nghiệp hóa toàn diện và đổi mới.
Phương thức thực hiện Với quy mô và tham vọng của Chương trình nghị sự mới, các đối tác toàn cầu sẽ làm việc trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ những người dân trong các vùng nghèo đói. Đây sẽ là một lời cam kết mạnh mẽ để hỗ trợ thực hiện tất cả các mục tiêu của chương trình một cách dễ dàng hơn, kết nối Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp tư nhân với các nguồn lực sẵn có khác. Để triển khai thực hiện có hiệu quả 17 mục tiêu vì sự phát triển bền vững, thì việc tăng cường các quan hệ đối tác toàn cầu, tăng cường các phương thức triển khai và làm mới mối quan hệ đối tác toàn cầu là một yêu cầu tất yếu. Theo dõi và đánh giá thực hiện Theo dõi và đánh giá là bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Nó giúp nhận biết các kết quả đạt được và những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Thông tin và dữ liệu là nguồn khóa hết sức cần thiết, để Chính phủ các quốc gia có trách nhiệm đối với công dân của họ. Kêu gọi hành động để thay đổi thế giới của chúng ta 17 năm trước, các nhà lãnh đạo của thế hệ trước đã liên kết với nhau thành lập Hội đồng Liên hợp quốc. Ngày nay, chúng ta sẽ đưa ra một quyết định mang tính chất lịch sử. Đó là xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Sẽ là thế hệ đầu tiên thành công trong việc chấm dứt nghèo đói ở mọi hình thức và mọi khía cạnh. Và cũng có thể là thế hệ cuối cùng có cơ hội bảo vệ hành tinh sống này. Thế giới của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn vào năm 2030 nếu thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược này. |