【số liệu thống kê về vfb stuttgart gặp vfl wolfsburg】Hàng Việt ngày càng “chất”!
Đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ,chấtsố liệu thống kê về vfb stuttgart gặp vfl wolfsburg cung cấp số liệu hàng ngày cho điều hành NSNN Hàng Việt ngày càng chinh phục người Việt Thông quan gần 200 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái trong ngày mùng 6 Tết |
Nhiều đặc sản địa phương được đưa vào hệ thống siêu thị. Ảnh: T.D |
Ngày càng “chất”
Tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, hiện hàng Việt đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thống kê của hệ thống siêu thị Co.opmart, hàng Việt tại đây chiếm vị trí áp đảo so với hàng ngoại nhập, trong đó hàng thực phẩm các loại chiếm trên 95%. Hàng ngàn đặc sản khắp vùng miền từ Bắc - Trung - Nam lên kệ siêu thị. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Vận hành hoạt động Co.opmart cho biết, hàng Việt ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng. Nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông sản có lợi thế sản xuất tại địa phương với nhiều chương trình ưu đãi nên người dân dễ lựa chọn.
Tương tự, bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại MM Mega Market Việt Nam, tỷ lệ hàng Việt tại hệ thống chiếm trên 90%, nhiều nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn, quần áo thời trang, giày dép… Ngoài ra, thông tin từ các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM, lượng hàng hóa ngoại nhập về chợ không nhiều, chiếm chưa tới 10%, còn lại là hàng hóa trong nước.
Hàng Việt không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà vươn ra nước ngoài, chinh phục cả người tiêu dùng nước ngoài. Góp phần làm cho hàng Việt ngày càng “chất” phải kể đến khá nhiều thương hiệu đang làm tốt việc xuất khẩu hàng hóa, đồng thời tìm cách đưa hàng vào các kênh bán lẻ nội địa phục vụ khách hàng. Meet More Coffee là một trong số đó khi không còn xa lạ với các thị trường châu Âu, Mỹ, Australia. Tương tự, Bình Tây Foods với các thương hiệu như mì chay lá bồ đề, mì ki-wi, lẩu nấm… được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
Theo bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" Hàng Việt chinh phục người Việt là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tầm nhìn dài hạn và có trách nhiệm. Chúng tôi nhận ra nhiều doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm mà họ và người thân sẵn sàng sử dụng; nhiều hệ thống phân phối xem vấn đề kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng hàng hoá là yếu tố sống còn. Đây là điều rất đáng mừng, cũng là điều kiện cần để Ban Chỉ đạo đề ra Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hoá”.
Song theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, bên cạnh những sản phẩm của người Việt sản xuất có chất lượng tốt, xuất khẩu đi nhiều nước, vẫn còn có nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng. Do đó, thiết lập một thị trường minh bạch, xây dựng các thương hiệu nông sản, hàng hoá giá trị là điều cần thiết để nâng chất lượng hàng Việt. Trong đó, cần có chế tài chặt chẽ để nâng cao trách nhiệm của các nhà cung cấp. Những thỏa thuận, cam kết giữa các nhà cung cấp sẽ bước đầu đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất hàng hóa và từng bước nhân rộng mô hình.
Tiếp tục thêm “chất” cho hàng Việt
Mới đây, 6 doanh nghiệp và Hợp tác xã đã thực hiện việc ký kết biên bản ghi nhớ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng hàng Việt đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu.
Cụ thể, Saigon Co.op ký kết với 6 doanh nghiệp gồm Anh Hoàng Thy, San Hà (cung cấp thịt gia súc, thịt gia cầm); HTX sản xuất rau an toàn Nhuận Đức, công ty MeKong Delta Food, công ty Xuân Thái Thịnh (cung cấp rau củ quả); HTX Tân Mỹ (cung cấp trái cây). Hiện các đối tác này cung ứng trung bình 500 tấn hàng hóa mỗi tháng đến các hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Saigon Co.op và các đơn vị này cam kết cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng xanh bền vững phục vụ người tiêu dùng; đảm bảo lợi ích về sức khỏe người tiêu dùng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Việc hợp tác này nhằm kết nối, hỗ trợ phát triển thị trường cho hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm đặc sắc của Thành phố Hồ Chí Minh cạnh tranh với hàng nhập khẩu và định hướng xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi để Saigon Co.op và các đối tác kinh doanh kết nối trực tiếp, nhanh chóng, kịp thời chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm phát triển kênh phân phối, thông tin quy chuẩn để đưa hàng hóa vào kinh doanh trong các hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Sự hợp tác này cũng góp phần đưa hàng Việt, hàng sản xuất trong nước có cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế thông qua đối tác chiến lược của Saigon Co.op là NTUC FairPrice (Singapore). Trong năm 2023, Saigon Co.op xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ hải sản của Việt Nam sang thị trường Singapore với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 90 tỷ đồng thông qua đối tác chiến lược NTUC FairPrice.
Ông Trần Văn Liêng, Chủ tịch Hội Chất Lượng TPHCM nhấn mạnh, chất lượng sản phẩm cần gắn với sự phát triển bền vững. Theo đó, các sản phẩm có hàm lượng chất xám, không ảnh hưởng đến môi trường sẽ là điểm cộng để các nhà sản xuất trong nước theo đuổi. Chẳng hạn, sắp tới, các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn cấm phá rừng… doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để sản xuất những sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường này.