【kết quả bóng đá burnley】Bộ trưởng Nội vụ: Tinh giản biên chế nhưng phải giữ cán bộ ở lại khu vực công

Cúp C1 2025-01-10 15:36:03 75976

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 108/2014,ộtrưởngNộivụTinhgiảnbiênchếnhưngphảigiữcánbộởlạikhuvựccôkết quả bóng đá burnley Nghị định số 113/2018 và Nghị định số 143/2020 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đang được Bộ Nội vụ hoàn thiện các khâu cuối cùng để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

VietNamNet trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vềmột số nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: T.H

Bước đầu tinh giản những người không đáp ứng yêu cầu công việc

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế thời gian qua cũng còn một số bất cập như trong tờ trình dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ có đề cập đến việc “có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc”. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về thực trạng này?

Theo số liệu thẩm tra tinh giản biên chế đến ngày 15/10/2018 và số liệu kiểm tra tinh giản biên chế đến 31/12/2022 của Bộ Nội vụ, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã tinh giản biên chế 79.178 người (bộ, ngành: 5.511 người; địa phương: 73.667 người).

Trong đó, số người tinh giản biên chế do đánh giá hằng năm không hoàn thành nhiệm vụ cao nhất (tỷ lệ 52,712%); do chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo (tỷ lệ 15,684%); dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, đơn vị hành chính (tỷ lệ 15,447%) và thấp nhất là do sức khỏe không đảm bảo (tỷ lệ 3,746%).

Qua đó có thể khẳng định rằng kết quả bước đầu đạt được của chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ là đã đưa ra khỏi đội ngũ những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Từ đó cơ cấu lại, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tạo môi trường làm việc lành mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. 

Tuy nhiên, đúng như một số ý kiến, quả thật so với mục tiêu, yêu cầu đề ra thì kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015 - 2021 mới đạt về chỉ tiêu số lượng mà chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể là trong tổng số người tinh giản biên chế, đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi chiểm tỉ lệ cao nhất (81,813%); chính sách thôi việc ngay (18%); chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (0,115%) và thấp nhất là chính sách thôi việc sau khi đi học nghề (0,072%).

Đây cũng là một thực trạng được thể hiện trong báo cáo đánh giá của Bộ Nội vụ về chính sách tinh giản biên chế. Trên cơ sở đó, Bội Nội vụ đã kiến nghị, đề xuất với Chính phủ các giải pháp chính sách khi xây dựng Nghị định về chính sách tinh giản biên chế để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

Như đánh giá của Bộ Nội vụ thì mục tiêu tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài để xây dựng một nền công vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới?

Đúng là như vậy. Tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một mục tiêu dài hạn. Để đạt được cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ và gắn với từng giai đoạn, bối cảnh cụ thể. 

Tuy nhiên, có thể thấy rằng tinh thần “không thể đảo ngược” của chủ trương tinh giản biên chế đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thống nhất cao cả về nhận thức và hành động. 

Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành các nghị quyết, kết luận chuyên đề về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, trong đó đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu tổng quát và cụ thể cho từng giai đoạn.

Theo đó Quốc hội, Chính phủ đã quán triệt, tập trung thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật. Trong đó có các chính sách về tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Đến thời điểm này chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu khá tích cực. Tôi tin tưởng rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, xây dựng lộ trình, kế hoạch, đề ra biện pháp cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong thời gian tới sẽ đạt được các mục tiêu đề ra.

Quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức

Trong tờ trình của dự thảo Nghị định cũng nhìn nhận có trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế nên họ lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện tinh giản biên chế. Vì sao lại có tình trạng ngược đời như vậy, thưa Bộ trưởng?

Quả thật đối với công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn là “khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể. Không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến” như Nghị quyết số 26 Trung ương khóa XII nhìn nhận. 

Do việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng thực chất nên việc triển khai áp dụng chính sách tinh giản biên chế ở nhiều nơi chưa đúng mục tiêu đưa ra khỏi đội ngũ những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và không đáp ứng được yêu cầu công việc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Thậm chí, có trường hợp còn xin “được” không hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước. 

Mặc dù đây chỉ là vài trường hợp cá biệt nhưng điều này đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức phải chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại và phải giải quyết đúng người, đúng việc. Như vậy mới lựa chọn được chính xác đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế để đưa ra ngoài bộ máy. 

Khi đánh giá, phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đầu ra. Nếu chúng ta đánh giá theo cảm tính hoặc những chỉ tiêu mang tính chất định tính thì việc tinh giản biên chế sẽ khó khăn hơn.

Vậy Bộ Nội vụ có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, làm sao để giữ chân những người làm được việc ở lại khu vực công?

Bộ Nội vụ cũng rất trăn trở với vấn đề giữ chân người làm việc ở lại khu vực công. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Bộ Nội vụ, Chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội về tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc, chuyển việc (trong đó có sự dịch chuyển công chức, viên chức trong khu vực công sang làm việc tại khu vực tư), đồng thời đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Đồng thời, bộ cũng xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. 

Đứng ở góc độ cơ quan quản lý cũng như cơ quan sử dụng, chúng ta phải rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện hữu, trực tiếp là phải có chế độ chính sách về tiền lương, cải thiện được thu nhập. 

Vừa rồi Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023. Đấy là góp phần cải cách tiền lương cũng như tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho đội ngũ.

Cùng với đó, chúng ta phải đẩy mạnh mức độ tự chủ về tài chính để tạo cho đơn vị sự nghiệp tăng thêm nguồn thu, từ đó có phần cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

Ngoài vấn đề thu nhập, cơ quan quản lý, sử dụng phải tạo cho cán bộ, công chức, viên chức có một môi trường làm việc rất tốt, có cơ hội cống hiến. Khi họ cống hiến rồi, chúng ta phải có trách nhiệm ghi nhận, động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời.

Ngoài ra, cũng phải có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ sớm, từ xa để tạo nguồn lãnh đạo cho đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý trong tương lai.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo yêu cầu của Nghị quyết số 27; ban hành các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài khu vực công; hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức,... 

Với những chính sách này, tôi tin rằng chúng ta sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu hợp lý, gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023

Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 về cải cách tiền lương sau năm 2023.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/132c799525.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza

Arsenal và Napoli đang hay nhất châu Âu

Đóng điện đường dây 500 kV Quảng Trạch

Hoàn thiện báo cáo Quốc hội chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc

Vượt khó “dệt lưới an sinh”

Hơn 20 nhà đầu tư Hàn Quốc đang nhắm Hải Phòng cho khoản đầu tư 2

TP.HCM: Chậm trễ lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn

Bình Dương: Tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức phòng, chống Doping trong hoạt động thể thao

友情链接