您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tỷ số trận benfica】267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam 正文

【tỷ số trận benfica】267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

时间:2025-01-12 13:31:00 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Phòng vệ thương mại: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp Việt Những thay đổi trong pháp luật phòng tỷ số trận benfica

Phòng vệ thương mại: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp Việt Những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của Canada Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng,ụviệcđiềutraphòngvệthươngmạiđốivớihàngxuấtkhẩucủaViệtỷ số trận benfica suôn sẻ
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Ảnh: NT

Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (146 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (54 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (38 vụ việc) và chống trợ cấp (29 vụ việc).

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh về số lượng vụ việc điều tra, đặc biệt là chống lẩn tránh.

Nếu như giai đoạn 2001-2011 có 50 vụ, đến giai đoạn 2012-10/2024 là 214 vụ (tăng hơn 4 lần).

Điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã điều tra 38 vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng. Hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam. Ngoài ra số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng nhanh, hay Mexico cũng bắt đầu điều tra do việc thực thi các FTA dẫn đến xuất khẩu của ta tăng mạnh, cạnh tranh với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.

Song song, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời…, mà mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập…

Theo Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay xu hướng điều tra phòng vệ thương mại từ các thị trường ngày càng khắt khe hơn; đồng thời yêu cầu cao hơn đối với Chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra (thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...).

Hơn nữa, phạm vi điều tra ngày càng mở rộng, bao gồm cả các nội dung mới như điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Để chủ động ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại, hiện Bộ Công Thương đã thường xuyên cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại gửi các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.

Công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Điển hình là việc, Australia đã chấm dứt lệnh áp thuế đối với nhiều vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp (ống thép chính xác, dây đai thép phủ màu, ống đồng, nhôm ép, amoni nitrat...). Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với ván gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh…

Bên cạnh đó, Cục Phòng vệ thương mại cũng khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp cần cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc cạnh tranh bằng giá. Đồng thời hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán.

Doanh nghiệp cần chú trọng nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương; xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất từ đầu vụ việc.