【kq bong da m7】Hội nhập TPP: Doanh nghiệp đã sẵn sàng chưa?
时间:2025-01-25 21:05:03 出处:Cúp C1阅读(143)
Lạc quan, hứng khởi là chưa đủ
Theo nhận định của TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI, có cơ sở cho thấy rằng doanh nghiệp đang đón nhận TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) khi phần lớn doanh nghiệp đã biết đến và hứng khởi với TPP, đã ủng hộ và lạc quan. Tuy nhiên, bà Trang cũng cho rằng, sự lạc quan, hứng khởi rồi cũng sẽ qua nhanh và thay vào đó cần là một hiểu biết thực sự những cam kết, để tham gia vào quá trình thực thi cam kết một cách có lợi nhất và để có thể cạnh tranh được trong TPP.
Báo cáo của bà Trang cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đã nghe nói về TPP cao nhất trong số các hiệp định thương mại tự do (FTA), WTO và AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) và tỷ lệ này đang tăng nhanh chóng. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ TPP cũng cao, thậm chí còn cao hơn cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các nước TPP hoặc ngoài TPP.
Tuy nhiên, có một xu hướng của doanh nghiệp khá đáng lo ngại được bà Trang cảnh báo, đó là dường như các doanh nghiệp đang cho rằng không cần chuẩn bị gì vì “những FTA trước doanh nghiệp không làm gì vẫn sống”. Bà Trang lo lắng: “Nếu doanh nghiệp không làm gì sẽ không tồn tại được với TPP bởi TPP là một FTA hoàn toàn khác”. Với những phân tích này, bà Trang trăn trở: “Dường như doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng với TPP?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hộ Gỗ và Lâm sản Việt Nam đưa ra những số liệu và cụ thể thực trạng của các doanh nghiệp ngành Gỗ.
Theo đó, ngành Gỗ có trên 4.000 doanh nghiệp mà 96% là doanh nghiệp siêu nhỏ, các cơ sở nhỏ và vừa cùng hàng vạn hộ gia đình, trong đó, có những doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình đến máy tính cũng chưa có nên có thể thấy rằng, điều kiện tiếp cận TPP hết sức hạn chế, DN gỗ chưa hiểu về TPP dù có biết, mà chưa hiểu thì chưa thể sẵn sàng. “Doanh nghiệp nghe nói thì hứng khởi lắm, kỳ vọng lắm nhưng điều quan trọng là chưa sẵn sàng vào cuộc” – ông Quyền cho biết.
Ai có thể giúp doanh nghiệp sẵn sàng?
Nối tiếp suy nghĩ này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, thực chất sự ủng hộ của doanh nghiệp với TPP là sự hứng khởi, mà sự hứng khởi đúng là sẽ qua rất nhanh, trong khi những khó khăn nội tại của doanh nghiệp chưa được giải quyết, bên cạnh đó còn những tồn tại của môi trường đầu tư, kinh doanh.
“Trong khi thế giới thay đổi nhanh đến thế mà sự nắm bắt của chúng ta chậm thì làm sao có thể hội nhập được. Nhu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp là hỗ trợ trong tiếp cận thông tin, đó là những thay đổi về luật pháp, cần được thông tin cụ thể cho doanh nghiệp chứ không phải là những thông tin hời hợt.
Ngoài ra còn là việc cập nhật thông tin thế giới có tác động đến đời sống kinh tế, doanh nghiệp, tránh việc chủ quan rồi đến khi thách thức ập đến mang những khó khăn cho doanh nghiệp” – bà Lan cho biết.
Đi thẳng vào vấn đề, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, cần một sự cởi mở trong việc xây dựng chính sách của Nhà nước để chính sách minh bạch và chia sẻ hơn với doanh nghiệp và cần một sự thực tâm để phối hợp và hướng dẫn những khung khổ pháp luật cho doanh nghiệp biết để thực thi.
Từ góc độ của doanh nghiệp, ông Quyền cho rằng, sự chuyển động của Nhà nước là chậm bởi đến tháng 3 Quốc hội mới phê duyệt TPP, sau đó các cơ quan Nhà nước mới chuyển động để đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Do đó, theo ông Quyền, điều mà doanh nghiệp kỳ vọng chính là sự thay đổi thể chế để phù hợp với TPP: “Đối với TPP, tiếp cận thị trường rất quan trọng, sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu đi nhiều thị trường nhưng là do đối tác nước ngoài mua gỗ của Việt Nam rồi xuất đi hàng trăm quốc gia. Chúng tôi không làm được điều này nên sẽ thua thôi. Chiều sâu phát triển thị trường rất quan trọng. Do đó, kỳ vọng là sau khi Quốc hội phê chuẩn hiệp định, sẽ có nhiều hỗ trợ giúp chúng tôi tiếp cận trực tiếp được với các thị trường”.
Ngoài ra, theo ông Quyền, hiện không có trường nào đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cho ngành gỗ, trong khi muốn tiếp cận thị trường cần nâng cao tay nghề, nếu Nhà nước không giúp, ngành có thể tự đào tạo lấy nhưng không được đến nơi đến chốn.
Bên cạnh nguồn nhân lực, công nghệ cũng là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và vị đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản mong mỏi: “Phải có chính sách nào đó giúp doanh nghiệp gỗ nâng cao sức cạnh tranh”.
Đây cũng là đề nghị chính sách của ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới. Ông Đức cho rằng, Việt Nam cần phải đổi mới và nâng cấp công nghệ để chuyển lên nấc thang cao hơn của sự phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu. “Để làm được điều này không thể chỉ một đơn vị, tổ chức làm được mà là cần sự phối hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp” - vị này nói.
猜你喜欢
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- VN rejects China's East Sea fishing ban
- Party official greets Japanese Ambassador
- Election prep nearly complete
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- PM affirms prioritisation of Russia in diplomatic policy
- President receives Việt Nam
- Prime Minister to pay working visit to Japan
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K