当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【giải hạng 2 anh hôm nay】Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật

【giải hạng 2 anh hôm nay】Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật

2025-01-26 03:24:55 [Cúp C1] 来源:88Point

Hoàng Thanh Tùng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng: hồ sơ dự án luật trình Quốc hội phải có báo cáo về rà soát các VBQPPL có liên quan. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày báo cáo giải trình,ắcphụctìnhtrạngchồngchéogiữacácvănbảnquyphạmphápluậgiải hạng 2 anh hôm nay tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trước đó, có ý kiến đề nghị quy định HĐND cấp tỉnh có thể giao UBND cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính để tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND trong trường hợp cần thiết.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, các quy định thủ tục hành chính có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, do đó về nguyên tắc phải được quy định cụ thể trong luật. Trường hợp cần thiết mới quy định trong nghị định của Chính phủ; riêng đối với nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND thì chỉ được quy định thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao.

Trong sửa đổi luật lần này, để khắc phục một số vướng mắc đã được nhận diện qua tổng kết thực tiễn, dự thảo luật đã cho phép HĐND cấp tỉnh được quy định thủ tục hành chính khi ban hành nghị quyết để quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu cho phép HĐND cấp tỉnh tiếp tục “ủy quyền” cho UBND cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính để thực hiện nghị quyết của HĐND sẽ mở rộng thêm chủ thể, thêm hình thức văn bản quy định về thủ tục hành chính. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về vấn đề này như dự thảo luật.

Liên quan đến xử lý mâu thuẫn, xung đột pháp luật, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, trước đó, qua thảo luận, có ý kiến đề nghị dự thảo luật cần cụ thể hóa cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp hoặc bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án Nhân dân tối cao trong việc xử lý xung đột, mâu thuẫn trong áp dụng nguyên tắc tại Điều 12 và Điều 156 của Luật BHVBQPPL. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định “trường hợp VBQPPL ban hành trước có quy định ưu tiên áp dụng pháp luật đối với vấn đề đó thì áp dụng quy định của văn bản ban hành trước”.

UBTVQH nhận thấy, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng còn xảy ra một số mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định giữa các luật là do ngay từ giai đoạn tổng kết, đánh giá, xây dựng dự thảo văn bản mới, các cơ quan liên quan chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các nội dung có quy định khác nhau trong các văn bản luật ban hành trước.

“Trong hệ thống pháp luật của chúng ta, nguyên tắc xử lý xung đột đã được thống nhất và áp dụng nhất quán từ Luật BHVBQPPL năm 1996 đến nay là trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau. Nếu nay bổ sung nguyên tắc “ưu tiên áp dụng pháp luật” thì sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc nêu trên, đồng thời khi có xung đột xảy ra giữa các luật thì không có cơ sở để xác định luật nào được áp dụng” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.

Do đó, để hạn chế và khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo ngay từ khâu xây dựng văn bản, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung vào dự thảo luật quy định hồ sơ dự án gửi thẩm định, thẩm tra, trình Quốc hội phải có báo cáo về rà soát các VBQPPL có liên quan đến dự án, dự thảo.

Đồng thời, bổ sung vào khoản 2 Điều 12 quy định “trường hợp VBQPPL đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó”.

Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021./.

Minh Anh

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读