当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ lê】Soros: Nền kinh tế Trung Quốc giống Mỹ ở giai đoạn thoái trào 2007

soros nen kinh te trung quoc giong my o giai doan thoai trao 2007 2008

Dư nợ tín dụng của Trung Quốc ở mức cao trong khi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Trong sự kiện Asia Society tại New York vào ngày 20-4,ềnkinhtếTrungQuốcgiốngMỹởgiaiđoạnthoáitràtỷ lê tỷ phú Soros đã phát biểu rằng, những con số thể hiện tăng tưởng tín dụng trong tháng 3 của Trung Quốc chính là dấu hiệu cảnh báo. Biện pháp tín dụng được nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đưa ra là gói 2,34 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 362 tỷ USD) vào tháng trước, vượt xa mức dự đoán 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ trong một cuộc khảo sát của Bloomberg và báo hiệu Chính phủ Trung Quốc đang ưu tiên tăng trưởng hơn là kiềm chế nợ.

Những gì đang xảy ra tại Trung Quốc, George Soros cho rằng: “giống một cách kỳ lạ với những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ vào năm 2007 - 2008, khi nền kinh tế tăng trưởng bởi tín dụng. Phần lớn số tiền mà các ngân hàng Trung Quốc đang đầu tư là để cứu vớt các khoản nợ xấu và những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ."

Soros, người tạo dựng nên khối tài sản trị giá 24 tỷ USD nhờ tài dự đoán thị trường, gần đây đã tham gia vào một cuộc tranh luận với Chính phủ Trung Quốc. Ông cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng ông đánh cược chống lại các loại tiền tệ châu Á vì khả năng Trung Quốc hạ cánh cứng là “thực tế không thể tránh khỏi”. Trong khi đó, hãng tin Tân Hoa Xã của Nhà nước Trung Quốc đã phản bác lại những luận điểm của ông và cho rằng trước đây Soros đã có một vài dự báo tương tự nhưng không chính xác.

Chu kỳ Parabol

Tỷ phú Soros nhấn mạnh rằng: “Hầu hết thiệt hại về kinh tế của Trung Quốc sẽ được phản ánh vào những năm tới đây. Vì đó là một chu kỳ Parabol”.

Ông Andrew Colquhoun, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia châu Á Thái Bình Dương của Fitch cũng tỏ ra quan ngại sâu sắc về sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc dựa vào vay mượn. Rốt cuộc, nền kinh tế Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ đi chệch khỏi đường ray và phát triển kinh tế với một gánh nặng về nợ như vậy thì sẽ không thể bền vững. "Từ góc độ tín dụng, chúng tôi muốn Trung Quốc phát triển chậm lại. Tuy nhiên, chúng tôi đang cảm thấy không mấy tin tưởng vào cam kết của chính phủ nước này trong việc cải cách cơ cấu".

Tỷ phú Soros đã cảnh báo về một thảm họa như 2008 sẽ đổ bộ vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 - 2011, ông đã đánh giá cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp còn "nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008."

Soros, nhà đầu tư Hungary này nổi tiếng là người đã phá sập Ngân hàng Anh vào năm 1992, kiếm được 1 tỷ USD bằng cách đặt cược nước Anh sẽ buộc phải giảm giá đồng bảng. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cáo buộc ông là “trung tâm” của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nói rằng ông sinh ra là để phá hoại các nền kinh tế khu vực.

Phong trào chống tham nhũng và những bất ổn trong nền kinh tế đã khiến cho giới đầu tư hoang mang, từ đó dẫn đến dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng 10,3 tỷ USD lên 3,2 nghìn tỷ USD trong tháng 3, nhưng năm ngoái nguồn này đã giảm 517 tỷ USD.

Tuy vậy, đáp lại, ông Ma Jun, Trưởng phòng nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cho biết trong một bài phát biểu tháng này rằng số liệu gần đây về tăng trưởng bất động sản, đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, và giá cả hàng hóa sản xuất đã phần nào chứng minh triển vọng kinh tế của Trung Quốc là tốt hơn so với dự báo.

分享到: