【ket quá bóng đá】Trường Đại học ở miền Trung thừa thầy, thiếu sinh viên

时间:2025-01-25 16:16:21 来源:88Point

truong dai hoc o mien trung thua thay thieu sinh vien

Trường Đại học Khoa học Huế.

Bước vào năm học 2018-2019, Đại học Huế có khoảng 8.500 sinh viên nhập học trong tổng số hơn 12.500 thí sinh trúng tuyển. So với kế hoạch, các trường còn thiếu khoảng 4.000 chỉ tiêu.

Theo Tiến sĩ Hoàng Tịnh Bảo - Trưởng Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Huế, một số trường và một số nhóm ngành của Đại học Huế có tỷ lệ tuyển sinh rất cao như các trường: Đại học Kinh tế; Ngoại ngữ; Đại học Y Dược Huế; Khoa Du lịch; Đại học Luật...

Trong khi đó, một số trường khác tỉ lệ tuyển sinh rất thấp, dưới 50%, thậm chí dưới 20% so với chỉ tiêu.

Riêng Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị tuyển chưa tới 2% kế hoạch. Có một số ngành, sinh viên quá ít như: Tin học được giao 60 chỉ tiêu nhưng chỉ có 1 thí sinh đăng ký; Sư phạm Địa lý có 105 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 10 em.

Tương tự, Trường Đại học Khoa học, ngành Toán ứng dụng có 40 chỉ tiêu nhưng không có thí sinh nào đăng ký; Ngành Kỹ thuật Địa chất, 40 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 1 sinh viên. Hay như Ngành Công nghệ chế biến lâm sản, Ngành Lâm nghiệp đô thị thuộc Đại học Nông Lâm Huế có 35 chỉ tiêu/ngành nhưng chỉ có 1 thí sinh đăng ký; Ngành Khoa học đất có 15 chỉ tiêu nhưng không thí sinh nào đăng ký...

truong dai hoc o mien trung thua thay thieu sinh vien

Nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Nông lâm Huế.

PGS.TS Trần Thanh Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Huế lo ngại: "Năm nay chúng tôi có tỷ lệ sinh viên nhập học chỉ được gần 50%. Chúng tôi nghĩ là ngành Nông nghiệp ít được sinh viên quan tâm, làm cho tỷ lệ nhập học của sinh viên nhà trường thấp. Những ngành có lượng thí sinh đăng ký vào thấp nhất là ngành Khoa học đất, thứ hai là Lâm nghiệp đô thị và thứ 3 là Chế biến Lâm sản".

"Hiện nay, nhà trường có chủ trương sắp xếp lại, mở thêm những ngành có nhu cầu của xã hội, đồng thời thu hẹp những ngành khó tuyển sinh trong nhiều năm. Nhà trường rất quan tâm, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn việc đào tạo với nhu cầu việc làm", ông Trần Thanh Đức cho biết thêm.

Cũng như Đại học Huế, năm nay, điểm sàn xét tuyển vào các ngành đào tạo thuộc các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng đã giảm hơn so với năm ngoái từ 1 đến 4 điểm nhưng cũng chỉ tuyển gần 85% so với chỉ tiêu.

Một số ngành như Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thuộc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường hay như ngành Kỹ thuật thực phẩm thuộc trường Đại học Sư phạm kỹ thuật…, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 thấp nhất là 14 điểm cũng rất khó tuyển sinh.

Thực tế cho thấy, có những ngành sinh viên ra trường dễ tìm việc làm nhưng cũng không mấy ai theo học.

Em Nguyễn Thị Thu Hiền ở tỉnh Quảng Trị chia sẻ: "Các bạn trẻ ngày nay muốn tìm các thành phố lớn để lập nghiệp, cho nên họ chọn các ngành ở thành phố. Nhiều học sinh muốn học các ngành nghề như kinh tế, du lịch, sư phạm…, chứ không chọn những ngành nghề vất vả như khuyến nông, phát triển nông thôn".

Tuyển sinh đầu vào thấp, có những ngành không có sinh viên, có ngành chỉ dăm bảy sinh viên... là tình trạng chung của các trường Đại học ở các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, bộ máy quản lý, đội ngũ giảng viên không giảm, các trường gặp nhiều khó khăn.

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết, để giải quyết tình trạng thừa thầy, thiếu sinh viên, từng trường phải căn cứ nhu cầu thực tế, linh động điều chuyển giáo viên từ ngành này sang ngành kia.

GS.TS Huỳnh Văn Chương cho biết thêm, Đại học Huế hiện có gần 120 ngành nghề là quá nhiều, trong đó nhiều ngành học mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn. Vì thế, trường đang tính toán tái cấu trúc lại ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.

Cụ thể, những trường có quá nhiều ngành sẽ ghép các ngành hẹp lại với nhau. Đối với những ngành nhiều năm liền không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh quá ít thì tổ chức nhóm ngành hoặc tạm dừng tuyển sinh một số năm, xác định lại nhu cầu xã hội.

"Riêng khối Sư phạm sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo quy hoạch mạng lưới, tái cấu trúc lại. Còn Đại học Huế sẽ tái cấu trúc lại kể cả đại học và sau đại học. Chúng tôi phải làm từ những ngành hẹp, ngành tiềm năng không lớn thì phải tính toán lại. Tuy nhiên phải làm rất thận trọng, làm thế nào giữ được thương hiệu, chất lượng và xã hội cần", GS.TS Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh.

Cùng với việc tái cấu trúc lại ngành, nghề theo hướng tinh gọn, không dàn trải, Đại học Huế cũng như Đại học Đà Nẵng đang xem xét mở thêm một số ngành, nghề sát đúng tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, trong buổi làm việc với Đại học Đà Nẵng mới đây đã chỉ ra rằng, đối với khu vực miền Trung, cụ thể như thành phố Đà Nẵng hiện nay, nhóm ngành du lịch, dịch vụ đang có nhiều lợi thế được ưu tiên đầu tư. Vì vậy, giáo dục và đào tạo cũng phải thích nghi sớm với xu thế phát triển này.

Thời gian qua, các trường đại học ở miền Trung có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường các hoạt động khởi nghiệp, trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp các em ra trường dễ tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh về giáo dục ngày càng gay gắt như hiện nay, các trường phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

推荐内容